Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Sưu tầm những chuyện lạ

Mù chữ
Một lần vào quán ăn, Bác học Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ.
Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
- Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.

- Sau khi đề ra lý thuyết (Tương đối) của mình, Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ, giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng.
Một ngày đẹp trời nọ sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”.
“Tốt quá!” - Einstein trả lời -“Tuần tới tôi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”.
Và thế là… Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời: “Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kỳ, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.

Đo bằng gì?
Vợ tính bắt bí, nói với chồng:
- Ông à! Để đo nhiệt độ người ta dùng Nhiệt kế, để đo cường độ Ampe điện dùng Điện kế, đo Volt dùng Hiệu điện thế, đo động đất dùng Địa chấn kế... Đo sự bền vững của con tim, khối óc mấy cha đàn ông, người ta dùng Mỹ nhân kế. Còn để đo sức khoẻ của ông thì dùng kế gì hả?
Chồng: - Để đo sức khoẻ của tui... thì... thì phải dùng.... Vợ kế!
Sai có một Chữ!
Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:
- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn Zero
- Thế mày viết sai chỗ nào?
- Thay vì viết "Cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "Cô giáo em say mê chồng người" !!!
Cả nhà đi vắng hết!
Một buổi tối đẹp trời, cô gái xinh đẹp gọi điện cho đứa con trai đang tán tỉnh mình: "Hê ơi... Nhà đi hết trơn hết trọi... Không có ai ở nhà đâu...".

Mới nghe đến đó, cậu trai vội vàng cúp máy, hí hửng phóng xe đến nhà cô gái. Dựng xe, chàng mỉm cười bấm chuông. 5 phút... 10 phút... 15 phút...không thấy ai ra ???
Sau nửa tiếng kiên nhẫn, hết bấm chuông lại đến gõ cửa, chàng trai mới nhận ra một điều: Đúng là... "không có ai ở nhà" thiệt!

Đi mất tiêu rồi ... hichic hic!
Một người phụ nữ với 12 đứa trẻ tuổi từ 1 dến 12 tới toà án để kiện người chồng đã bỏ nhà ra đi.
-Anh ta rời bỏ cô lúc nào? quan toà hỏi
Người mẹ mệt mỏi đáp:
-Từ mười năm trước!
Vị quan toà bối rối: -Nếu anh ta đã bỏ đi mười năm trước, những đứa trẻ này từ đâu mà ra?
Người phụ nữ nói:
-À! Anh ta vẫn thường quay trở lại để nói lời xin lỗi.
Tiện thể làm luôn ...
Ba Keo đến phòng mạch khám xem mình có mắc chứng tiểu đường hay không. Khám xong, bác sĩ yêu cầu anh ta ngày mai mang nước tiểu đến để kiểm tra.
Sáng hôm sau, Ba Keo mang đến cả một … can 5 lít đầy có ngọn. Bác sĩ rất đổi ngạc nhiên vì thấy lượng nước quá nhiều, nhưng cũng tặc lưỡi kiểm tra. Kết quả cho thấy, nước tiểu trong can nhựa không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Sau khi biết kết quả, trong lúc bác sĩ còn ghi sổ tính tiền, Ba Keo hỏi:
- Cảm phiền bác sĩ cho em gọi điện thoại nhờ về nhà có được không?
- Không sao, xin mời anh cứ tự nhiên!
- Alô! Alô! Em đấy à! Yên chí lớn đi nhé, anh không bị tiểu đường, cả em, cả ông bà nội, bà ngoại và các con chúng ta đều không ai bị cả.
Bác sĩ: - ?!!

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

KHÔNG BIẾT ĐẶT TIÊU ĐỀ LÀ GÌ!


Ông cụ nọ đã 60 tuổi, sau bao nhiêu năm cống hiến cho công việc, đến nay ông đã tích cóp được số tiền kha khá. Vợ mất, con cái không có, ông quyết định đi châu Âu du lịch vì ông nghe nói bên đó mấy vụ @#$%^&* rất nhiều, ông muốn thử 1 lần cho biết.
Sau khi xuống máy bay, ông ở khách sạn nọ. Buổi đầu tiên ông dò hỏi anh bồi xem khu vực nào có dịch vụ vui vẻ tươi mát, anh bồi chỉ dẫn ông tận tình. Buổi tối ông lên đồ láng coóng đi ra vực đó. Ông thấy ngã ba có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Tấm đầu tiên ghi: "Hướng đi dành cho người nhiều tiền" tấm còn lại ghi: "Dành cho người ít tiền". Ông lão tự nhủ:
- Mình chỉ gom góp có chút xíu thôi, nên mình nên đi vào đường dành cho người ít tiền vậy!
Rồi ông cắm cúi đi. Đến gần cuối đường lại gặp ngã ba có 2 tấm bảng chỉ về 2 hướng. Tấm thứ nhất ghi: "Dành cho những người trẻ" tấm còn lại ghi: "Dành cho những người già". Thế là ông không cần suy nghĩ, lọ mọ quẹo vào đường dành cho người già mà cắm cúi đi.
Khi đi đến cuối đường ông lại gặp ngã ba trên có 2 tấm bảng. Một tấm ghi là: "Dành cho người đẹp giai" tấm còn lạ ghii: "Dành cho người xấu giai". Ông lại tự nhủ:
- Mình đã 60 mùa lá vàng rụng rồi còn đẹp cái gì nữa chứ?!!
Thế là ông bèn quẹo vào đường dành cho người xấu, vừa đi ông vừa tự động viên mình: "Chà, chà... Sắp được hưởng cái sự sung sướng rồi, cố lên nào".
Khổ, đi đến cuối đường ấy ông lại nhìn thấy ngã ba trên lại có 2 tấm bảng rẽ ra 2 hướng. Một tấm ghi: "Đường dành cho người dẻo dai" tấm còn lại ghi: "Đường dành cho người xỉu xìu xìu". Ông lẩm bẩm:
- Mình đã già rồi, thuộc loại xỉu xìu xìu là chắc chắn rồi, mình chỉ ráng đi để tận hưởng chút lạc thú cuối đời cho biết với người ta thôi mà.
Thế là ông mạnh dạn rẽ vào con đường thứ 2. Ông vừa lụm cụm xiêu vẹo bước đi một cách khó nhọc trên con đường với bao suy nghĩ tưởng tượng ra cảnh vui thú... nhưng khi đến cuối đường ông nhìn thấy chỉ tấm bảng treo thật cao. Ông ráng mở to đôi mắt kèm nhèm vừa nhìn vừa đánh vần hàng chữ, mồ hôi tuôn ròng ròng. Đọc xong mặt ông đỏ ửng.
Tấm bảng ghi như sau: "Vừa ít tiền, vừa già, xấu giai, lại còn xỉu xìu thì còn làm gì cho đời nữa, quay về nhà thôi bố già ơi"!
SƯU TẦM.

10 đặc điểm của nhà văn già Phạm Tiến Duật.



10 đặc điểm của nhà văn già 

    
 Con người ta , theo nhận xét của tôi, tuổi già đến muộn ở đôi mắt và đến sớm ở lưng. Có anh thanh niên hơi nhiều tuổi ở cỡ 70 mà mắt vẫn long lanh, như muốn chinh phục kẻ khác giới. Thế mà có cụ già ở tuổi 30 lưng đã hơi còng. Nói như Adit Nêxin, chỉ cần nhìn tuổi con người ở đế giày. Giày mòn ở gót là còn trẻ, giày mòn ở mũi là đã già. Kẻ hay khúm núm thường mòn giày ở phần mũi. ...

Ấy là nói về thân thế. Nếu xét trên ứng xử, người già là người bắt đầu nhầm lẫn về thời gian và không gian. Chỗ đáng nói dài lại nói ngắn, chỗ đáng nói ngắn lại nói dài. Khi tôi nhận xét thế thì một bạn tôi phản đối, anh ta bảo rằng người đời già hay trẻ là ở độ dũng cảm trong cử chỉ. Có những người tóc bạc trắng mà còn đám chịu trách nhiệm trước thiên hạ, nói năng cử chỉ rất quyết đoán. Thế mà có người cái dáng thì trẻ trung, mà cử chỉ ứng xử lại hèn kém, cái gì cũng sợ liên luỵ đến mình. Bao nhiêu hiểu biết tích tụ một đời chỉ đem ra để ngăn cản đám đi sau mình, sợ nó vượt trội hơn mình.

Nói thế để nói công việc của Bộ Nội vụ ( Ban Tổ chức của Chính phủ) khó khăn thế nào. Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi, nghỉ. Làm thế dễ quá, chọn người tài, dùng người tài ai lại làm thế. Cái dễ là ở kết luận trên: Kẻ nào hèn kém, nhút nhát, luôn sợ vạ đến mình là kẻ già, không cần biết bao nhiêu tuổi, cho nghỉ.

Có một lần tôi hỏi nhà văn Vũ Ngọc Phan, khi ấy cụ đã 80 tuổi rằng, cánh đàn ông ta cái sự kia bao gìơ thì hết. Cụ cười, bảo rằng đến lúc chết. Và bày cho tôi một vài kỹ thuật cần có trong sự ấy khi cao tuổi. Lại có ông già gần 80, làm nghề hớt tóc, trong khi cạo gáy cho tôi có bày cho tôi một kỹ thuật chống già : trong phòng the nên có  mấy sợi tóc tết lại như một cái lông gà, khi làm việc ấy thì lẳng lặng ngoáy vào tai mình, làm thế, dù già cũng thành trẻ.  Nhiều đêm tôi bí thơ, bí văn, tôi bâng khuông nghĩ : liệu đem mấy sợi tóc kia ngoáy vào tai có thể khai thông được mạch thơ, mạch văn không ?

Vâng, có thể ngoáy tai để thông mạch văn một lúc nhưng  dù sao đi nữa có phải lúc nào cũng có thể ngoáy tai được đâu. Tôi đem câu chuyện ấy bàn với một số nhà văn tuổi còn trẻ và cố gắng tìm cách trả lời câu hỏi, thế nào là một nhà văn già và đi đến những kết luận sau đây:

    1. Nhà văn già là người trên 20 tuổi mà tư tưởng cằn cỗi, toàn nói theo người khác, chẳng có gì sáng tạo.
    2. Nhà văn già là người thích đề tặng và chú thích.
    3. Nhà văn già là người thích chứng minh mình trẻ
    4. Nhà văn già là người thích quản lý người khác mà lại không quản lý chính mình.
    5. Nhà văn già là người cái gì cũng chê, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra.
    6. Nhà văn già là người thích rượu hơn thích văn.
    7. Nhà văn già là người thích chê bai xã hội, cái gì cũng chê, phàn nàn đủ thứ, tỏ ra mình là người lịch lãm.
    8. Nhà văn già là người thích sống trên danh vọng qúa khứ, coi đó là cái lô cốt để bắn bỏ cái mới, cái đang phát triển.
    9. Nhà văn già là người thích làm thơ tình, cứ làm như mình có rất nhiều mối tình sôi sục.
   10. Nhà văn già là người có nhiều bút nhưng hết mực.

Và chúng tôi cũng ra một nghị quyết, nói rằng, bất kỳ nhà văn bao nhiêu tuổi mà không phạm vào mười điều đã nêu thì vẫn còn trẻ, dù là ở tuổi 90. Cho nên, Hội Nhà văn Việt Nam mới lập một Ban công tác các nhà văn cao tuổi là ý tứ lắm. Cao tuổi chứ không phải già.

Phạm Tiến Duật.

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam