Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Boris Berezovski "và cuộc đánh cắp thế kỷ"




Vài nét tiểu sử Boris Berezovsky:
- Sinh: 23/1/1946 tại Mátxcơva
- Năm 1967, tốt nghiệp Đại học Nông lâm. Học tiếp khoa Toán Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva, nhận bằng Tiến sĩ năm 37 tuổi, công tác tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
- Năm 1989, thành lập Công ty AvtoVaz và trở thành Tổng giám đốc Công ty liên danh Ô tô toàn Nga năm 1994.
- Năm 1995 và 1996: Thành viên Hội đồng Quản trị của các hãng truyền hình ORT và Tập đoàn dầu mỏ Sibneft.
- Năm 1996 - 1998: Giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Tổng thư ký Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) trước khi bị Boris Yeltsin cách chức vào năm 1999.
- Năm 2000: Đại biểu Đuma Quốc gia Nga, tự thoái nhiệm và đào tẩu khỏi Nga vỡ bất đồng chính kiến, bị Nga tuyên bố truy nã quốc tế nhưng được Anh cấp quy chế tị nạn chính trị vào năm 2003.


Boris Berezovski "và cuộc đánh cắp thế kỷ"
Lần đầu tiên trong lịch sử thuật ngữ "t­ư hữu hoá" đ­ược hiểu và áp dụng khác hẳn với những gì đã xảy ra trên thế giới. Nhà báo tiến sĩ Nga học Paul Klebnikov ghi nhận t­ư hữu hoá ở Nga thời cựu tổng thống Yeltsin thoạt đầu có ý tư­ởng rất tốt, đó là "chia tài sản nhà nư­ớc cho mỗi ngư­ời dân một cách đồng đều".
Đó là ý niệm, còn công cụ xử lý là gì? Là "trái phiếu cổ chủ", có nghĩa một tấm giấy chứng nhận quyền sở hữu phần chia tài sản đó và đ­ược phép chuyển như­ợng. "Trái phiếu cổ chủ" đ­ược hai nhà kinh tế nổi tiếng thời ông B. Yeltsin là Anatoly Chubais và Yegor Gaidar khai thác triệt để đến mức cho đến nay tất cả ngư­ời Nga đều thấy rõ nó phục vụ một m­ưu đồ chính trị xấu xa, suýt làm khánh tận n­ước Nga và sinh ra một thế giới quyền lực ngầm mà hậu quả còn kéo dài cho đến hôm nay.
Vào năm 1994, Chính phủ Nga quyết định t­ư hữu hóa 29% tài sản doanh nghiệp nhà n­ước bằng con đ­ường trái phiếu cổ chủ. Do t­ư hữu hóa hàng loạt nên giá trái phiếu rất rẻ, chỉ khoảng 7 USD t­ương đ­ương với hai chai rượu vodka. Dân chúng xem th­ường cho nó "chẳng giá trị gì" nên đã bán lại hết. Vì vậy tài sản nhà nư­ớc lúc t­ư hữu hóa bị hạ giá rẻ mạt chỉ khoảng 5 tỉ USD vào lúc đó.
Đợt I Nga tư­ hữu hầu hết các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong ngành năng l­ượng và hàng không trong đó có Gazprom, công ty khí đốt độc quyền ở Nga sở hữu 1/3 nguồn khí đốt dự trữ trên thế giới. Theo tính toán đúng về kỹ thuật định giá quốc tế dựa vào sản l­ượng dự trữ tính trên 1 mét khối thì giá trị thực của Gazprom lúc đó phải từ 300 tỉ USD đến 900 tỉ USD. Nh­ưng khi phát hành trái phiếu chỉ thu có 40 tỉ USD trên giấy tờ. Thủ t­ướng Nga lúc đó là ông Viktor Chernomydin cũng là cựu tổng giám đốc của Gazprom cùng với 200 ngư­ời quản lý cao nhất của Gazprom thu tóm toàn bộ tài sản Gazprom với giá... 250 triệu USD. Một con số thấp hơn 160 lần trị giá thực của nó trên thị tr­ường chứng khoán 3 năm sau đó. P. Klebnikov gọi đó là "một cuộc đánh cắp thế kỷ" trong quyển sách gây chấn động do chính ông viết Bố già Điện Klemlin: Boris Berezovsky với cuộc đánh c­ắp n­ước Nga.
Boris Berezovsky đánh cắp những xí nghiệp nhà nước trắng trợn nh­ưng rất tinh vi. Tay trùm này tiến hành "tư­ hữu hóa lợi nhuận" thay vì "t­ư hữu hóa tài sản" bằng kế hoạch từng b­ước. Tr­ước tiên hắn "bỏ túi" gọn gàng một công ty bằng cách mua chuộc giám đốc hoặc cài thuộc hạ vào những vị trí chủ chốt. Sau đó, những con cờ này đứng ra quan hệ với ngân hàng, tổ chức tài chính, tư­ vấn, công ty tiếp thị, nhà cung cấp vật tư thiết bị theo chỉ đạo của Berezovsky... Lúc đó xuất hiện những công ty con của Berezovsky đăng ký pháp nhân ở đảo Cyprus, Thụy Sĩ hay Luxembourg. Những công ty này ký hàng loạt hợp đồng mà thực chất là thủ tục chuyển toàn bộ lợi nhuận ra n­ước ngoài. Những công ty hàng đầu như­ dầu khí, khai thác lâm sản, điện, viễn thông đều có mối quan hệ thư­ờng xuyên với bên ngoài và bằng cách này hệ thống công ty con của Berezovsky ở Ireland hay vùng biển Caribbean đã "rút cạn" mọi nguồn tài chính và thu về một mối. Cụ thể, nguồn dầu thô của Nga bán ra với giá rất rẻ cho một trong những công ty của Berezovsky và công ty này "xoay vòng" giá bán ngày càng cao hơn để cuối cùng giá bán ở hợp đồng sau cùng đảm bảo "đúng giá" với thị tr­ường. Hậu quả là mọi nguồn vốn lớn về ngoại tệ "bay" ra khỏi n­ước Nga và nhà n­ước không thu đư­ợc một đồng thuế. "Bao tử" ngoại tệ của nhà n­ước bị moi sạch.
51% tài sản nhà n­ước Nga đã rơi vào tay các "ông trùm" như­ thế nào?
Đợt tư­ hữu hóa lần II quyết định số phận "51% tài sản nhà n­ước". Lúc đó cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa ông Boris Yeltsin và các đảng phái chính trị khác diễn ra rất quyết liệt.
Anatoly Chubais mời một nhóm "ông trùm" khoảng từ 8 đến 10 nhân vật đến điện Klemlin để m­ưu tính và thực hiện kế hoạch phân chia cụ thể ai mua lại công ty nào và với giá bao nhiêu. 51% tài sản nhà n­ước đáng lý ra phải đ­ược đem ra bán đấu giá và mọi ng­ười đ­ược phép bỏ tiền mua lại. Như­ng ng­ười Nga bên ngoài "bộ máy" không thể mua đ­ược với lý do này hay lý do khác. Giá bán ra ban đầu thấp hơn 30 lần so với giá vào năm 1994. Số ng­ười h­ưởng đặc quyền mua lại tài sản đó không những thu gom đ­ược tài sản nhanh chóng mà mua với giá thấp hơn giá quy định bán ra là10%. Anatoly Chubais muốn lôi kéo sự ủng hộ phe nhóm này cho cuộc vận động tranh cử của ông Yeltsin. P.Klebnikov, một nhà Nga học Mỹ, cho biết phe nhóm của ông Yeltsin có những cam kết ngầm sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau sau khi ông Yeltsin đắc cử Tổng thống. Lúc đó kinh tế Nga suy sụp tệ hại nhất, giảm 42% GDP. Dân chúng trở nên nghèo khó khắp nơi. Một số hãng thông tấn và báo chí mạnh nhất của Nga từ đây thuộc vòng ảnh hư­ởng của ông Yeltsin và đ­ược tận dụng triệt để khuynh đảo mọi chiến dịch tranh cử. Gần đây thông tin tiết lộ cho biết kinh phí vận động của ông Yeltsin v­ượt hơn 300 lần mức cho phép của luật pháp Nga, tức vào khoảng 2 tỉ USD.
Bộ máy cao cấp của Nga lúc đó chỉ nghe theo những lời tư­ vấn của các tổ chức tài chính thế giới như­ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc một số chuyên gia phư­ơng Tây đư­ợc cử đến từ Đại học Harvard. Chính phủ cứ nghe theo và làm như­ vậy một cách mù quáng không cần suy xét. Theo P.Klebnikov, đó là những lời tư­ vấn "rất thông minh nh­ưng sai lầm". Trong khi đó, giới đầu tư­ n­ước ngoài rất cẩn trọng: họ chỉ đầu tư­ vào những công ty đã phát hành cổ phiếu ổn định trên thị tr­ường chứng khoán. Họ sẵn sàng mua lại các quyền khai thác dầu khí nh­ưng kinh doanh theo đúng luật để tồn tại và biết trư­ớc đ­ược điều cần làm là phải né tránh thế giới ngầm đó. Khi mọi chuyện đổ bể thì bản chất của những ông trùm cũng lộ rõ. Ngư­ời mua lại tài sản nhà nư­ớc không ai khác hơn là ng­ười giám đốc đư­ơng nhiệm, vì họ biết đầu t­ư sẽ sinh lãi thực sự ở các nhà máy nông sản, dệt hay chế biến thực phẩm. Ngư­ời bỏ tiền ra mua tài sản nhà n­ước nhận thấy đ­ợc giá trị thực sự của phần tài sản mua lại. Trong khi đó số nhà máy khánh tận vì những mư­u đồ trên chỉ còn trơ lại những khối sắt vụn và ngay chính ng­ười giám đốc đó cũng muốn bỏ chạy sau khi thu vén xong một số tài sản không nhỏ trong quá trình tư­ hữu hoá. Đối với những ông trùm, chừng nào nguồn dự trữ tài nguyên còn nằm trong lòng đất thì chừng ấy tài sản họ cướp đ­ược vẫn tồn tại, quyền lực kinh tế và thế lực khuynh đảo chính trị của họ nghiễm nhiên tỏ rõ sức mạnh. Đây quả là một thách thức cho Chính phủ Nga hiện nay. B. Berezovsky đang bị truy nã trên thế giới và hiện chỉ đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha.
Khi lên cầm quyền, Tổng thống Putin đã tuyên bố ông sẽ không xem xét quá khứ để kết tội những tay trùm đội lốt các nhà kinh doanh lớn nh­ưng kể từ đây họ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và ng­ưng mọi hoạt động rút ruột n­ước Nga. Họ có quyền khai thác lợi nhuận từ chính các công ty đó và phải tái đầu t­ư phát triển nền kinh tế nước Nga. Biện pháp đối phó với thế giới ngầm này của ông Putin cho thấy ch­ưa có nhà tài phiệt nào đư­ợc đem ra xét xử cho đến nay. Nh­ưng vụ án "đánh cắp của thế kỷ" của Berezovsky qua con đ­ường tư­ hữu hoá, theo P. Klebnikov, sẽ đ­ược đ­ưa ra xét xử trong thời gian ngắn tới đây. Vụ án sẽ công khai mọi hoạt động của một thế giới ngầm đ­ược khai sinh từ chính sách tư­ hữu hoá và nắm giữ thế áp đảo quyền lực lâu nay ở Nga. P.Klebnikov nhận xét mục tiêu tư­ hữu hoá mà ông Putin sẽ đối phó thực sự chính là đất đai, trong đó có đất nông nghiệp và đất đô thị. Từ kinh nghiệm cay đắng với "Bố già Berezovsky" ông cẩn trọng bằng cách cho phép t­ư hữu hoá đất đai ở một số đô thị lớn trước tiên để từ từ chuyển hoá cơ cấu kinh tế tránh bị đầu cơ trục lợi bảo vệ quyền lợi nhà n­ước và giữ vững an ninh chính trị.
Theo : NLD 23-24.05.2002

(Lanhdao.net) - Ngày 21/8 vừa qua, Nga công khai xét xử vắng mặt trùm tài phiệt Boris Berezovsky. Lại một lần nữa dư luận xôn xao không chỉ bởi nhân vật cộm cán này tiếp tục công khai tuyên bố muốn lật đổ Putin mà cũng bởi Berezovsky là sản phẩm điển hình của quá trình “Privatizasia” - “tư nhân hóa”: cuộc chuyển giao công sản thành tư sản ở Nga những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã.
Tư nhân hóa ở Nga - lũ ấp các nhà tài phiệt
Xuất thân từ một gia đình công nhân gốc Do Thái ở đất nước Xô-viết, lẽ ra Boris Berezovsky sẽ chỉ là một cán bộ khoa học bình thường, nếu không có sự xoay vần ghê gớm của thời cuộc. Nhưng năm 1989, khi nước Nga ở trong tình cảnh “tranh tối tranh sáng”, Boris Berezovsky đó nhanh chúng trở thành một ông trùm, có trong tay cả “đế chế tài chính riêng” hùng mạnh.
Đây là thời kỳ nước Nga theo sau Ba Lan tiến hành cải cách nền kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô, nhưng đồng loạt và ồ ạt. Các hãng, công ty, cơ quan truyền thông-báo chí, các nguồn tài nguyên và dịch vụ công, bao lâu nay là tài sản quốc gia, bỗng chốc rơi vào tay một nhóm nhân vật có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Boris Yeltsin, và số này nghiễm nhiên trở thành những đại gia tài phiệt. Về thực chất, có thể gọi cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước Nga thời bấy giờ là một cuộc "thôn tính", biển thủ tài sản XHCN với giá rẻ, dưới vỏ ngoài tư nhân hóa.
Những năm đầu thập niên 1990, tiền chảy vào túi Berezovsky nhiều và dễ dàng cứ như... tuyết mùa đông xứ Nga. Nhờ thế lực từ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Yeltsin, Berezovsky phất lên như diều gặp gió, từ buôn bán xe hơi rồi thành lập đại lý độc quyền sản phẩm AutoVAZ. Nhu cầu cao, trong khi sản xuất đình trệ, xe khan hiếm, hiển nhiên lợi nhuận của nhà buôn càng kếch xù. Berezovsky đó mua trọn cổ phần của các xí nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất xe hơi. Nhưng những vòi bạch tuộc Berezovsky cũng không hạn chế chỉ trong ngành ô tô, mà còn vươn tới cả hãng hàng không Aeroflot và nhiều xí nghiệp dầu thô, cũng như hợp tác với Abramovich thành lập tập đoàn Sibneft. Sau đó, một loạt các ngân hàng, cơ quan truyền thông, trong đó có tờ Kommersant, các kênh truyền hình ORT và TV-6 đều nằm trong tay Berezovsky. Đã có lúc, Berezovsky sửa soạn "xơi" nốt cả kênh "Một" của truyền hình quốc gia Nga.
Phải thừa nhận rằng, Berezovsky là con người có đầu óc làm ăn sắc sảo, biết chớp thời cơ để trở thành chính trị gia có ảnh hưởng lớn trong chính quyền cố Tổng thống Boris Yeltsin. Cũng chính đây là một trong những nhân vật “góp sức” cho những sai lầm lớn trong
di sản chính trị của ông Yeltsin. Nói đầy đủ hơn, Berezovsky đó thu lợi khổng lồ từ những sai lầm của Yeltsin và sau đó cũng chính nhân vật này lại kéo vị Tổng thống này vào những sai lầm mới. Năm 1996, Yeltsin đã cho bán đấu giá thế chấp, tạo điều kiện cho các triệu phú mua các xí nghiệp và trở thành những nhà tài phiệt. Sau một đêm, nước Nga thức giấc với hàng loạt các nhà tài phiệt mới. Trong giới phất lên nhờ mua lại các doanh nghiệp quốc doanh với giá bèo, dường như Berezovsky kiếm được nhiều nhất. Những chiếc vòi bạch tuộc: Không chỉ dừng lại ở làm giàu
Điều này dễ xảy ra bởi một khi đó có quyền lực kinh tế, lực hút tiếp theo sẽ là ham muốn quyền lực chính trị, rồi tiền bạc lại cũng là phương tiện lát con đường lên cao theo bậc thang danh vọng, để sẽ kiếm nhiều tiền hơn nữa. Ở Nga, vòng xoáy tiền bạc và chính trị đó cuốn vào đó vô khối các đầu sỏ tài chính. Nhưng trong số những nhân vật tài phiệt nuôi tham vọng muốn “tư nhân hóa” cả nền chính trị Nga ở giai đoạn đó, thì Berezovsky nổi bật hơn cả.Trước năm 1996, thế lực chính trị lẫn thể trạng sức khỏe cá nhân của ông Yeltsin ở vào thời điểm nguy ngập nhất. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Yeltsin bước vào cuộc bầu cử Tổng thống với tỷ lệ ủng hộ ở mức sụt giảm bởi việc tiến hành cuộc chiến tranh ở Chechnya, gây bất hòa nội bộ vì độc quyền lãnh đạo. Hơn nữa, cuộc cải cách kinh tế không cân xứng và thiếu kiểm tra của ông đó đẩy hàng triệu người dân lao động tới sự nghèo khổ cùng cực.
Giả như Yeltsin thất bại trong cuộc bầu cử lần đó, giới tài phiệt Nga mới nổi lên hẳn sẽ chao đảo. Berezovsky và một số tài phiệt đó dốc tiền ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của Yeltsin, sử dụng ngay các cơ quan truyền thông mà Berezovsky thôn tính được để tuyên truyền, giúp cho Yeltsin tái đắc cử năm 1996. Bù lại, Berezovsky sau đó bước chân được vào nghị trường với một ghế trong Hội đồng An ninh Quốc gia nhờ sự sắp đặt của Yeltsin. Berezovsky lần lượt leo lên làm Tổng thư ký Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), có lúc là đại biểu của Viện Đuma Quốc gia, tức là Hạ nghị viện Quốc hội Nga.
Trong những năm giao thời của thập niên 1990, việc Berezovsky cấu kết với các quan chức chính phủ và cả thế giới ngầm của các băng đảng xã hội khiến nhiều người tự hỏi rằng, không hiểu nên gọi vị tiến sĩ khoa học này là chính khách hay thương gia, bàn tay tham vọng của tỷ phú giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, cách làm ăn mafia của ông ta liệu sẽ xáo trộn chính trường Nga đến thế nào? Con đường thủ đoạn lát bằng tài lực và quyền lực sẽ đưa nhà tài phiệt này đi tới đâu?
Kim Hồng Thiên

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Người phụ nữ VN đầu tiên đăng đàn diễn thuyết hô hào cho phong trào thơ mới tại Việt Nam



Nguyễn Thị Manh Manh (1914-2005) là một nữ sĩ Việt Nam thời tiền chiến. Theo tài liệu thì bà chính là người phụ nữ đầu tiên đã đăng thơ, viết bài, lại đăng đàn diễn thuyết hô hào cho phong trào thơ mới tại Việt Nam[1].

Thân thế và sự nghiệp

Nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1914 tại Sài Gòn, nhưng quê quán của bà ở Gò Công (nay thuộc Tiền Giang)[2]. Bà là con gái thứ của Tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh Huyện Trị, cũng là một cây bút trong làng báo lúc bấy giờ.
Thuở nhỏ bà học ở
trường Áo Tím, tức trường nữ Gia Long (Sài Gòn). Sau khi tốt nghiệp bằng Thành chung, bà gia nhập làng báo Sài Gòn. Với bút hiệu Nguyễn Thị Manh Manh, có khi ký tắt là Manh Manh, bà thường xuyên cộng tác với tờ Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn, và lần lượt viết cho các tờ báo khác như: Công luận, Nữ lưu, Việt Nam, Tuần Lễ nay...[3]
Đầu năm
1932, nhà văn Phan Khôi đề xướng Phong trào Thơ mới [4]. Hưởng ứng, nữ sĩ Manh Manh liền gửi thơ mới của mình để đăng trên tờ Phụ nữ tân văn[5]. Sau đó, nữ sĩ còn đăng đàn diễn thuyết cổ vũ cho phong trào này. GS.Phan Cự Đệ kể:
..."Cuộc tấn công của "thơ mới" vào "thơ cũ" ngày càng quyết liệt. Tối ngày
26 tháng 7 năm 1933, Nguyễn Thị Kiêm (tức nữ sĩ Manh Manh, khi ấy mới 19 tuổi) diễn thuyết tại Hội Khuyến học Sài Gòn về “Lối thơ mới”. Hội này thành lập đã 25 năm mới có một buổi phụ nữ lên diễn đàn, mà cũng là buổi đông thính giả nhất. Hơn hai năm sau (tháng 11 năm 1935), Nguyễn Thị Kiêm lại diễn thuyết một lần nữa tại Hội Khuyến học Sài Gòn. Lần này, bà và ông Nguyễn Văn Hạnh cùng diễn thuyết tranh luận về “thơ mới"...[6]
Không chỉ bảo vệ thơ mới, nữ sĩ Manh Manh còn là một chiến sĩ đòi giải phóng phụ nữ, bình quyền với nam giới. TS. Phan Văn Hoàng viết:
"Chị đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê..., bênh vực những quyền lợi chính đáng của nữ giới. Trong năm
1934, chị đã đi tới 4 thành phố (Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng) để diễn thuyết các đề tài: "Dư luận nam giới đối với phụ nữ tiên tiến", "Một ngày của một người đàn bà tiên tiến", "Có nên tự do kết hôn chăng?", "Nên bỏ chế độ đa thê không"? Ý tưởng của chị trong các buổi diễn thuyết đó đã tạo ra trong xã hội hai luồng dư luận trái chiều (tán thành và phản đối) phản ảnh qua báo chí trong Nam ngoài Bắc..."[7]
Năm
1936, nữ sĩ Manh Manh còn tích cực tham gia phong trào Đông Dương đại hội. Tuy mới 22 tuổi, nhưng nữ sĩ là một trong hai phụ nữ được cử vào Ủy ban lâm thời tổ chức Đông Dương đại hội tại Sài Gòn, bên cạnh các nhân vật nổi tiếng thời đó như Nguyễn An Ninh, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm...[8]
Ngày mồng 1 tháng Mười năm
Bính Tý (tức 11 tháng 11 năm 1937), nữ sĩ thành hôn với ông Trương Văn Em, người Hà Tiên, một nhà giáo dạy Việt văn ở trường Trung học Huỳnh Khương Ninh, Sài Gòn, đồng thời cũng là một nhà báo với bút hiệu Lư Khê.
Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt (em út Lư Khê, gọi nữ sĩ Manh Manh là chị dâu) kể: ..."Chị (Manh Manh) cư xử với nhà chồng rất tốt, được bên chồng yêu quí. Chị là thứ nữ của ông Huyện Trị, còn anh Lư Khê là con nhà nghèo ở Rạch Vược (
Hà Tiên)...Song, chị không hợm mình, lúc nào chị cũng quí trọng người nghèo rất thật tình, không màu mè, không phân biệt giai cấp. Chị thường viết báo hoặc diễn thuyết bênh vực dân nghèo...Khi sinh bé Mi Nu, chị Kiêm bị sự cố không may, mất khả năng sinh sản. Năm sau, bé Mi Nu (bị liệt từ lúc mới sinh) qua đời...chị Kiêm vô cùng buồn, chị thỏa thuận cho anh có người khác...Đầu năm 1945, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, anh Lư Khê có người vợ thứ hai...Khoảng đầu năm 1950, chị Manh Manh đi Pháp. Bên ấy chị được tin anh Lư Khê qua đời. Anh bị ám sát ngày 3 tháng 7 năm 1950. Thời kỳ này ở Sài Gòn rất nhiễu nhương"...[9]
Sau thời gian dài “bặt vô âm tín”, nữ sĩ Manh Manh qua đời trong một nhà dưỡng lão ở
Paris vào ngày 26 tháng 1 năm 2005, thọ 91 tuổi[10].

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Nhà thơ Vũ Duy Chu



Nhà thơ Vũ Duy Chu
Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1951
Quê quán: thôn Trại Chùa, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Nơi ở hiện nay: 59, Phạm Ngọc Thạch, F6, Q3, TP. Hồ Chí Minh.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Email: vuduychu@gmail.com
Điện thoại: 0918 280 280


NGƯỜI NHẬT
Ô tô, xe máy chạy trên đường
Tivi, máy vi tính, đồng hồ đeo tay…
Và bao nhiêu tiện nghi chúng ta dùng hàng ngày
Đều được làm ra từ bàn tay người Nhật


Còn chúng ta
Chỉ có một thứ vài mươi năm nay không phải nhập
Và còn dư để xuất
Được làm ra từ những người nông dân bán lưng cho trời, bán mặt cho đất
Ấy là hạt gạo em ơi!

Chúng ta khen người Nhật như thể khen cho vui
Khen mà không tủi
Người Nhật hứng trọn hai quả bom nguyên tử
Mang nỗi nhục của kẻ bại trận
Đất đai lô nhô giữa đại dương lúc nào cũng sẵn sàng nổi giận
Không khoáng sản tài nguyên
Bài học người lớn thấm vào máu xương
Để dạy cho trẻ em
Không có nỗi nhục nào lớn hơn nỗi nhục nghèo đói

Bây giờ người Nhật chinh phục thế giới
Bằng những sản phẩm trí tuệ cao
Bao nhiêu kẻ bẽ bàng “người ghét, của yêu”
Bao nhiêu thảm đỏ trải ra mời mọc đầu tư từ nước Nhật

Ta hỏi vì sao?
Vì sao có nước Nhật thần kỳ
Mấy chục năm sau chiến tranh đã trở thành cường quốc
Hãy nhìn cách người Nhật cúi đầu chào nhau khuôn phép
Chính phủ mặc bảo hộ lao động đi cứu trợ động đất
Thủ tướng cúi gập người tạ lỗi nhân dân
Không làm tròn trách nhiệm thì từ chức
Một xu thuế của dân cũng mồ hôi nước mắt

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân, hàng vạn người chết
Những kẻ cách xa nghìn dặm hoảng hốt
Tưởng tượng ra cảnh con người dẫm đạp lên nhau
Tranh giành cướp bóc
Còn người Nhật lặng lẽ xếp hàng trong mưa tuyết
Nhận một cái bánh mì, một ca nước sôi…

Người Nhật chỉ có một bí quyết duy nhất em ơi
Đó là họ không bao giờ tự huyễn hoặc mình
Và không bao giờ hoang tưởng.
Sài Gòn, 24.3.2011

Theo :
http://vannghenamdinh.com/vi/news/Chan-dung-van-nghe/Vu-Duy-Chu-654/

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Một cựu nhân viên

(VTC News) - Một cựu nhân viên hai năm trong nghề gas gửi mail cho VTC News hé lộ những bí mật về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.
Chúng tôi xin trích lại nguyên văn bức thư của độc giả này:
Tôi là người đã từng có 2 năm trong nghề chở gas tại Hà Nội. Tôi rất đau xót khi được biết thông tin về vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏ bị tử nạn. Tôi xin chia sẻ đến quý độc giả và người tiêu dùng những thông tin thực tế về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.
Trong 2 năm (từ năm 2009 đến 2010) tôi lăn lộn làm nhân viên chở gas cho 9 cửa hàng gas tại các quận nội thành Hà Nội. Đúc rút 2 năm ấy tôi xin chia sẻ đến quý vị ba vấn đề quan trọng nhất.

Làm ăn chụp giậtTất cả 9 cửa hàng tôi làm, các hộ kinh doanh này đều sang chiết gas trái phép. Họ sang chiết gas từ các bình gas giá thấp như gas Vạn Lộc, gas Gia Định sang bình gas Shell (xanh lam), gas Total (vàng), gas Elf (bình đỏ).

Nhiều cửa hàng gas dùng bình gas cũ, quá "đát". (Ảnh minh họa)
Họ sử dụng những niêm phong giả giống niêm phong chính hãng để chụp lên bình gas sang chiết. Mỗi lần như vậy họ “ăn” chênh lệch giá từ 30.000~50.000 đồng/bình. Các bình gas Shell, Total, Elf cũ tồn tại ở các cửa hàng không được đổi bình mới từ công ty sản xuất, mà chúng sẽ luôn được sử dụng quay vòng tại các cửa hàng hay hộ gia đình.
Do đó, các bình gas này ngày càng xuống cấp, độ an toàn giảm, những gioăng cao su giữ kín gas sẽ hở gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Các hộ kinh doanh này, chủ yếu sử dụng cách làm thủ công đơn giản khi sang chiết gas, không có thiết bị an toàn. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp cháy nổ tại các cửa hàng gas mà nguyên nhân chính là sang chiết gas trái phép.

Nhân viên giao gas cố tình tạo nguy cơ cháy nổKhi giao gas, nắm bắt tâm lý kém hiểu biết về thiết bị sử dụng gas của người tiêu dùng (chủ yếu phụ nữ và người già) nên nhân viên giao gas hay nói rằng van gas, dây gas bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn sử dụng tốt.
Lợi dụng khi chủ nhà không để ý, các nhân viên này còn vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas. Có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó, họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt. Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về sửa lấy tiền.
Tuy nhiên, trong quá trình sửa họ đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt, đóng đường dẫn gas), làm bếp mất khả năng tự ngắt an toàn trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa. Đặc biệt nguy hiểm hơn, như trường hợp nhân viên dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt, nhưng nếu chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Tôi xin đưa ra ví dụ như với van an toàn của hãng GOLDSUN với giá bán thực tế là 100.000 đồng/chiếc nhân viên và cửa hàng gas có thể bán đủ các mức giá từ 200.000 ~ 400.000 đồng/chiếc. Thậm chí có nhân viên đã thay van với giá 960.000 đồng/chiếc. Còn dây dẫn gas giá thực tế từ 20.000 ~ 50.000 đồng/chiếc (chiều dài 1m) thì họ có thể thay từ 100.000đồng~300.000đồng/chiếc.
Việc cho nhân viên thay thiết bị gas có 30% hoa hồng khi trừ đi chi phí mà chủ hộ mua thiết bị gas ban đầu khiến cho các nhân viên này có thêm hành vi sai trái, thiếu đạo đức, gây thiệt hại và nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Ví dụ như, van gas chủ cửa hàng nhập với giá 50.000đồng/chiếc. Nếu nhân viên thay là 350.000đồng/chiếc. Thì nhân viên sẽ được (350.000 -50.000)/3 = 100.000 đồng/chiếc. Vậy chủ cửa hàng thực tế sẽ thu (350.000 - 100.000 = 250.000 đồng/chiếc (lãi 200.000 đồng/chiếc so với giá bán thực tế 50.000 đồng/chiếc).

Cơ quan chức năng thờ ơTôi nhận thấy sự thiếu trách nhiệm của một số cơ quan chức năng quản lý thị trường gas tại nội thành Hà Nội. Trong quá trình làm tại các cửa hàng, khi các chủ hộ kinh doanh giao việc sang chiết gas trái phép cho tôi, tôi đã không đồng tình và xin nghỉ. Tuy nhiên, vì sự an toàn của người tiêu dùng, tôi đã gọi điện đến 2 đội quản lý thị trường nơi 3 cửa hàng sang chiết gas trái phép mà tôi biết.
Tôi đã cung cấp đầy đủ địa chỉ, thời gian các cửa hàng này thực hiện việc sang chiết. Tuy nhiên, tôi đã không thấy sự can thiệp nào của các cơ quan chức năng này. Và theo như tôi biết, hiện nay, các cửa hàng này vẫn đang thực hiện việc sang chiết gas trái phép, gây nguy hiểm cho người dân.
Tôi rất muốn qua vụ nổ gas hôm 03/11 tại Hà Nội, các cơ quan chức năng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm với người dân. Phải có cơ chế giám sát thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh gas, có chế tài xử lý mạnh các cửa hàng sang chiết gas trái phép.

Dùng nước xà phòng kiểm tra rò rỉ gas
Tôi đề nghị mọi người phải thật sự ý thức và nghiêm túc thực hiện những quy tắc sử dụng gas an toàn và xử lý sự cố rò rỉ gas:
- Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình, đặc biệt đối các hãng gas như Shell, Total, Elf phải lấy gas tại các đại lý chính hãng. Khi thay gas, khách hàng cần đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn của bình gas và giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.
- Trong quá trình đun nấu, người sử dụng phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.
- Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp (đặc biệt lưu ý với những bếp đánh lửa bằng điện, phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng cách quét nước xà phòng. Tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứt dây gas hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay thế.
- Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.
- Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.

Xử lý sự cố rò rỉ gasBước 1: Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.
Bước 2: Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay, bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.
Bước 3: Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.
Bước 4: Gọi điện cho nhà cung cấp để xử lý sự cố.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier



( Григорий Наумович Чухрай (19212001) - советский кинорежиссёр, сценарист. Народный артист СССР (1981). Член ВКП(б) с 1944 года. )
 


"Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier" do xưởng phim Mosfilm sản xuất năm 1959 là một bộ phim đề tài chiến tranh của Điện ảnh Xô Viết do đạo diễn Grigori Chukhrai đạo diễn. Bộ phim là một trong số ít các phim Liên Xô nổi tiếng ở nước ngoài. Phim lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II với nhân vật chính là chàng lính trẻ Alyosha và chặng đường về nhà thăm mẹ của anh. Trên đường đi anh đã gặp và tiếp xúc với nhiều người, nhiều cảnh ngộ trong chiến tranh. Mặc dù có đề tài chiến tranh nhưng các cảnh chiến tranh trong phim không nhiều, thay vào đó là những góc quay tuyệt đẹp và mối tình lãng mạn giữa Alyosha và cô gái Shura nảy nở ngay trong chiến tranh. Bộ phim đã giành được nhiều đề cử và giải thưởng trong các LHP danh tiếng trong đó có giải BAFTA năm 1961, giải đặc biệt (Special Jury prize) của LHP Cannes năm 1960 và các đề cử giải Oscar cho Kịch bản hay nhất và đề cử giải Cành cọ vàng cho phim hay nhất.
Khi tham gia bộ phim cả 2 diễn viên chính là Vladimir Ivashov và Zhanna Prokhorenko đều mới chỉ 19 tuổi, bằng tuổi với nhân vật của họ trong phim, và không có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Sau này Grigori Chukhrai có nói về sự lựa chọn của ông: "Đúng là rất mạo hiểm khi lựa chọn 2 diễn viên thiếu kinh nghiệm vào vai chính, nhưng sự mạo hiểm đó đã không làm tôi hối hận. Vladimir và Zhanna đã mang lại một gam màu quý giá cho bộ phim, tình yêu và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ."
"Bài ca người lính - Баллада о солдате - Ballad of a Soldier" rất khác với các bộ phim chiến tranh của Liên Xô, không mang nặng tính chất tuyên truyền, nhưng bộ phim vẫn giữ nguyên vẹn tinh thần Liên Xô trong nó, với cách thức làm phim đậm chất điện ảnh Xô viết với các đột phá trong góc quay. Bộ phim được cả các nhà phê bình phim của Mỹ (vốn không ưa thích phim Châu Âu) ca ngợi là một bộ phim kinh điển và được tờ New York Times đưa lên thành một biểu tượng điện ảnh.
Thế chiến thứ hai là đề tài bất tận của điện ảnh thế giới, tất cả những nước có liên can đến cuộc chiến này đều cho ra đời những bộ phim theo góc nhìn của họ. Theo số đông lựa chọn, phim Mỹ vẫn luôn hấp dẫn và hoành tráng; nhưng với góc nhìn của TT&VH Cuối tuần, thì đó phải là phim của Liên Xô. Bởi chỉ có đất nước đã hy sinh 20 triệu sinh mạng cho hòa bình thế giới (gần bằng ½ tổn thất của các nước tham chiến cộng lại), mới đủ sức làm lay động lòng người bằng những bộ phim cho nhân loại thấy cái giá của chiến tranh là đắt như thế nào! Trong số đó, Ballada O Soldate (Bài ca người lính), đến giờ vẫn là đỉnh cao của điện ảnh Xô viết một thời lừng lẫy…88 phút đầy nhân văn và cảm xúc
Trong một trận chiến ác liệt bảo vệ Stalingrad, chỉ còn anh lính truyền tin 19 tuổi Alyosha duy nhất sống sót. Anh sợ hãi bỏ chạy khi bị đuổi sau lưng là cả đoàn xe tăng Đức. Cùng đường, Alyosha nhặt đại một khẩu súng chống tăng và chỉ 2 phát anh đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng, đẩy lùi quân Đức. Alyosha được trao tặng huân chương vì hành động anh dũng trên mặt trận. Thay vì nhận huân chương anh xin đổi bằng 6 ngày phép để về thăm nhà thăm mẹ và nhân tiện sửa lại cho mẹ cái mái nhà. Trên chuyến tàu về nhà, anh quen với Shura – một cô gái trạc tuổi anh, chỉ trong vài ngày ngắn ngủi đôi bạn trẻ đã cảm mến nhau. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, Alyosha gặp rất nhiều biến cố xảy đến trên đường về nhà, khiến quỹ thời gian dành cho mẹ chỉ còn là cái ôm từ biệt rồi phải vội vã lên xe trở lại mặt trận… Và Alyosha vĩnh viễn không bao giờ trở lại!
Từ đề cương kịch bản vỏn vẹn chưa đầy hai trang đánh máy của nhà biên kịch Valentin Yezhov, đạo diễn Grigory
đã cùng tạo nên câu chuyện xúc động về anh lính Hồng quân trẻ tuổi. Và dường như trái với quy luật thông thường, ngay từ cảnh phim đầu tiên, tác giả đã nói thẳng với người xem rằng nhân vật chính đã không còn nữa. Alyosha đã hy sinh ở nơi nào đó ngoài mặt trận. Giờ đây, nhân danh những người bạn của Alyosha, tác giả bộ phim kể lại câu chuyện về anh.
Cũng giống như những kiệt tác Khi đàn sếu bay qua (đạo diễn Mikhail Kalatozov) hay Số phận một con người (Sergei Bondarchuk), Bài ca người lính không miêu tả chiến công của người lính Hồng quân ở ngoài mặt trận, tuy rằng việc Alyosha bắn hạ xe tăng Đức chính là cái cớ để câu chuyện phát triển về sau. Chukhrai đã làm một cuộc cách tân thực sự : từ góc độ nào đó, Bài ca người lính có vẻ giống như một phóng sự điện ảnh mang tính chất phiêu lưu, mạo hiểm.
Hình ảnh người lính Hồng quân với những phẩm chất trong sáng tuyệt vời hiện lên trước mắt người xem như biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả trong thế giới đầy máu lửa và chết chóc. Giữa hoàn cảnh chiến tranh. Alyosha vẫn hồn nhiên, ngây thơ tốt bụng và đầy lòng nhân ái trước bao nhiêu biến đổi của cuộc đời. Vì thế mà mục đích cuối cùng của anh trong chuyến về phép hiếm hoi, lợp lại mái nhà cho mẹ, đã không thực hiện được. Để rồi cùng với giọng nói trầm buồn của tác giả trên nền những hình ảnh kết thúc phim, hàng triệu lượt người xem trên thế giới đã phải rơi nước mắt và nhận ra rằng Alyosha đã mãi mãi không còn nữa, lẽ ra anh có thể làm được nhiều điều, nhưng anh chỉ kịp làm người lính. Hình ảnh của nhân vật đại diện cho cả tầng lớp thanh niên Xô viết trong chiến tranh, mà hoàn cảnh khốc liệt vẫn không thể biến họ thành những cỗ máy giết người vô cảm.Cuộc hành trình chông gai của một kiệt tác
Khi đạo diễn Chukhrai hoàn thành kịch bản Bài ca người lính, một hội đồng nghệ thuật được triệu tập để xem xét thông qua việc làm phim. Có rất nhiều người không tán thành, mọi người phê phán ông về tính nông cạn của kịch bản (chỉ duy nhất Mikhail Romm – thầy dạy của Chukhrai ở trường điện ảnh VGIK – là ủng hộ ông). Giám đốc xưởng Mosfilm Alexander Fyodorov phê bình Chukhrai kịch liệt: “Nên nhớ ông đang làm phim về trận chiến vĩ đại ở Stalingrad, mà câu chuyện này chỉ nói về một chàng trai và cô gái, rồi nào là lợp lại nóc nhà... Chẳng có gì nghiêm túc cả! Ông đã từng làm Người thứ 41, một bộ phim rất hay được nhiều người yêu thích và từng đoạt Giải thưởng lớn của Ban giám khảo LHP Cannes (1957). Vậy mà bây giờ ông lại làm một bộ phim nói toàn những chuyện tầm phào!”. Chukhrai phản ứng: “Đây là câu chuyện có thật của cuộc đời tôi, của một số người bạn mà tôi đã mất trong chiến tranh. Họ đã hi sinh, dứt khoát tôi phải làm bộ phim này dành tặng cho họ”.
Cuối cùng ban giám đốc vẫn quyết định để Chukhrai làm phim Bài ca người lính. Và ông bắt tay ngay vào việc tuyển chọn diễn viên. Hai diễn viên nổi tiếng lúc đó là Oleg Strizhenov (từng đóng vai chính trong phim Người thứ 41 của Chukhrai) được chọn đóng vai nam chính, và Alyoshnikova vào vai nữ chính, trông hai người thật đẹp đôi và đáng yêu. Chukhrai cảm thấy rất hài lòng và tự hào về việc đã chọn. Thế nhưng có một sự cố đã xảy ra làm thay đổi tất cả...
Ngay ngày quay đầu tiên, Chukhrai bị một tai nạn nghiêm trọng vỡ mắt cá chân và phải nhập viện. Ông chẳng có việc gì làm ngoài việc suy nghĩ về Bài ca người lính. Linh tính mách bảo ông hình như bộ phim có một điều gì đó chưa ổn, có điều gì đó mà ông đã sai. Cuối cùng thì Chukhrai cũng nghĩ ra, đó là tuyển chọn diễn viên không phù hợp, bởi khuôn mặt của họ quen thuộc và nổi tiếng quá. Một tháng sau quay trở về Mosfilm trên nạng, ông tuyên bố: “Chúng ta phải thay diễn viên!”. Cả xưởng phim gầm lên: “Ông có điên không? Đến đạo diễn bậc thầy Sergei Eisenstein cũng chưa bao giờ thay diễn viên giữa chừng, chưa ai làm vậy cả!”.
Mặc kệ tất cả, Chukhrai tập tễnh đi tìm diễn viên khác. Ông đến trường điện ảnh VGIK thăm lớp diễn viên năm thứ hai của thầy Mikhail Romm. Chukhrai chấm Vladimir Ivashov một chàng trai 19 tuổi trông khá bảnh bao, sáng sủa và hiền lành, y hệt như vai diễn Alyosha. Ông nói với thầy Romm: “Thầy có phiền không nếu tôi mời chàng trai kia đóng vai chính?” Romm nói: “Tôi sẽ không giao cậu ta cho bất kỳ ai trừ anh!”
Còn nhân vật nữ chính Shura, sau nhiều lần thử vai, ông quyết định chọn cô gái xinh xắn 19 tuổi, Zhanna Prokhorenco sinh viên năm thứ nhất Trường nghệ thuật sân khấu Moscow – Trường đào tạo nghệ thuật danh tiếng nhất của Liên bang Xô viết. Do chỉ mới học năm thứ nhất, nếu Zhanna nhận đóng vai này cô sẽ bị đuổi học! Mẹ của Zhanna rất tự hào và đồng ý để Zhanna bỏ học đóng phim vì bà rất thích phim Người thứ 41 của Chukhrai. Để đền bù cho Zhanna, Chukhrai đã xin cho cô được đặc cách vào học năm thứ nhất, khoa diễn viên Trường điện ảnh VGIK, của nhà làm phim lừng danh Sergei Gerassimov.
Chọn diễn viên mới xong, Chukhrai cũng được xuất viện và tiếp tục chuẩn bị cho việc quay phim. Sau tất cả những rùm beng của việc thay diễn viên, ông cảm thấy rất vui vì cuối cùng ý đồ vẫn thực hiện được.
Nhưng một cơn sóng dữ khác lại ập đến. Nhiều cuộc họp kín đã diễn ra và đoàn làm phim từ chối làm việc với 2 diễn viên mới Zhanna và Ivashov. Toàn bộ đoàn làm phim đã được mời tới gặp giám đốc của Mosfilm, họ nói rằng chỉ làm một bộ phim đích thực với 2 diễn viên nổi tiếng Alyoshnikova và Strizhenov, chứ không làm việc với 2 đứa trẻ ranh! Nếu không họ sẽ rút khi bộ phim. Chukhrai bình thản: “Được thôi, quý vị cứ rút. Chẳng ai ép quý vị phải làm một bộ phim mà quý vị không thích nó. Một nửa đoàn làm phim đã ra đi. Chukhrai phải tuyển thêm người mới và tiếp tục cuộc hành trình gian nan.
Khi quay đến bối cảnh đoàn tàu xe lửa, nữ quay phim Savelyeva đã sơ ý gây tai nạn cho cô thư ký đạo diễn. Và chính lúc này Chukhrai mới biết được chính Savelyeva, trong lúc ông nằm viện, là người chủ mưu tổ chức hai cuộc họp kín để phản đối kịch bản Bài ca người lính và dàn diễn viên nghiệp dư của đạo diễn.
Quá giận dữ, Chukhrai quyết định sa thải nhà quay phim Savelyeva: “Một vài cảnh cô quay tôi rất thích. Một vài cảnh thì không. Nhưng vấn đề không phải chỗ đó, tôi từng là một người lính nên không thích những kẻ phản bội! Cô đã không thích bộ phim thì cút ra khỏi đoàn này, đừng ở lại làm kẻ phá hoại!”
Nhà quay phim Nikolayev, cũng là một cựu chiến binh đã tình nguyện đến giúp đoàn phim hoàn thành nốt tác phẩm. Tiến độ phim đã quá chậm song Nikolayev đã lên kế hoạch và làm rất tốt cho đến khi quay xong.Suýt nữa thế giới mất đi một kiệt tác
Khi bộ phim hoàn thành, đạo diễn Chukhrai chiếu cho giám đốc mới của xưởng Mosfilm lúc đó là Surin xem, và xin thêm kinh phí để quay lại một số cảnh đoàn tàu. Surin không những từ chối cấp thêm kinh phí – với lý do bộ phim quá dở, mà còn yêu cầu Chukhrai phải cắt đi một số đoạn nếu muốn phát hành rộng rãi. Chukhrai nhất định không chịu nhượng bộ và chấp nhận mọi hình phạt!
Sau đó vấn đề nghiêm trọng hơn khi bị đem ra bàn bạc ở Hội đồng của xưởng Mosfilm. Và họ đã thống nhất rằng Chukhrai đã làm một bộ phim chống lại nhân dân, chống lại nước Nga Xô viết, đích thực đây là một bộ phim phản động! Hội đồng đã bỏ phiếu khai trừ ông ra khỏi chi hội điện ảnh. Chukhrai uất ức vì một nửa trong số những kẻ đang phán xét ông chưa hề được xem Bài ca người lính. Bộ phim bị xếp xó và không được chiếu cho bất ai xem.
Một tháng sau Chukhrai được triệu tập đến Hội đồng của xưởng Mosfilm và được biết rằng Bài ca người lính được phép chiếu, nhưng không phải tại các thành phố lớn và thủ đô, mà chỉ giới hạn ở các câu lạc bộ ở nông trường, nhà máy, hợp tác xã, câu lạc bộ của công nhân… Chukhrai phát điên lên: “Nếu bộ phim phản động thì tại sao lại mang đi chiếu cho công nhân và nông dân xem, mà không chiếu công khai ở các thành phố lớn? Các người đang phạm pháp đấy!”. Câu trả lời là: “Nếu chiếu ở thành phố lớn nó sẽ gây nhiều tranh cãi!”
Hai tuần sau, vào một buổi sáng năm 1960, đạo diễn Chukhrai nhận được điện thoại từ Bộ văn hóa yêu cầu ông mang Bài ca người lính đi LHP Cannes gấp, vì ban tổ chức đích thân mời! Lúc đó cả LHP Cannes chỉ nói đến bộ phim vừa mới hoàn thành của đạo diễn Ý nổi tiếng Fellini La Dolce Vita, còn Chukhrai thì cho rằng bộ phim của mình chỉ như là… một thứ quê mùa. Khán giả ở Cannes là những người giàu có, quý phái với những chiếc cravat sang trọng, ai thèm quan tâm đến một bà mẹ Nga mất đứa con trai trong chiến tranh. Nhưng ông đã nhầm…
Bộ phim ngay lập tức giành được Giải thưởng lớn của ban giám khảo LHP Cannes, vượt qua rất nhiều tên tuổi lừng danh Antonioni, Fellini (Ý), Bunuel (TBN), Bergman (Thụy Điển), kể cả bộ phim “bom tấn” vĩ đại của điện ảnh Mỹ lúc ấy là Ben Hur! Sau thành công tại Cannes, là Giải Sói vàng LHP Bucharest (Rumani), Giải BAFTA (Anh) cho phim hay nhất, Giải David Donatello (Ý) cho phim hay nhất, Giải Bodil phim châu Âu hay nhất. Đặc biệt đây là bộ phim Liên Xô đầu tiên vượt biên giới vào Mỹ ngay trong thời “Chiến tranh lạnh”. Các nhà phê bình phim New York đã gọi Chukhrai là “Đạo diễn thiên tài”. LHP San Francisco đã trao 2 giải Cổng Vàng cho Đạo diễn và Phim hay nhất. Tại giải Oscar 1961, Bài ca người lính đã được đề cử Oscar kịch bản hay nhất!
Tại Liên Xô, dù đã được chiếu hạn chế từ 01/12/1959, nhưng phải đợi đến những vinh quang quốc tế ập đến dồn dập, thì Bài ca người lính và đạo diễn Grigory Chukhrai mới được tôn vinh như những anh hùng với con số khán giả kỷ lục 30,1 triệu người xem!.
Trích nguồn TT&VH cuối tuần

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam