Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Boris Berezovski "và cuộc đánh cắp thế kỷ"




Vài nét tiểu sử Boris Berezovsky:
- Sinh: 23/1/1946 tại Mátxcơva
- Năm 1967, tốt nghiệp Đại học Nông lâm. Học tiếp khoa Toán Đại học Tổng hợp Quốc gia Mátxcơva, nhận bằng Tiến sĩ năm 37 tuổi, công tác tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
- Năm 1989, thành lập Công ty AvtoVaz và trở thành Tổng giám đốc Công ty liên danh Ô tô toàn Nga năm 1994.
- Năm 1995 và 1996: Thành viên Hội đồng Quản trị của các hãng truyền hình ORT và Tập đoàn dầu mỏ Sibneft.
- Năm 1996 - 1998: Giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga, Tổng thư ký Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) trước khi bị Boris Yeltsin cách chức vào năm 1999.
- Năm 2000: Đại biểu Đuma Quốc gia Nga, tự thoái nhiệm và đào tẩu khỏi Nga vỡ bất đồng chính kiến, bị Nga tuyên bố truy nã quốc tế nhưng được Anh cấp quy chế tị nạn chính trị vào năm 2003.


Boris Berezovski "và cuộc đánh cắp thế kỷ"
Lần đầu tiên trong lịch sử thuật ngữ "t­ư hữu hoá" đ­ược hiểu và áp dụng khác hẳn với những gì đã xảy ra trên thế giới. Nhà báo tiến sĩ Nga học Paul Klebnikov ghi nhận t­ư hữu hoá ở Nga thời cựu tổng thống Yeltsin thoạt đầu có ý tư­ởng rất tốt, đó là "chia tài sản nhà nư­ớc cho mỗi ngư­ời dân một cách đồng đều".
Đó là ý niệm, còn công cụ xử lý là gì? Là "trái phiếu cổ chủ", có nghĩa một tấm giấy chứng nhận quyền sở hữu phần chia tài sản đó và đ­ược phép chuyển như­ợng. "Trái phiếu cổ chủ" đ­ược hai nhà kinh tế nổi tiếng thời ông B. Yeltsin là Anatoly Chubais và Yegor Gaidar khai thác triệt để đến mức cho đến nay tất cả ngư­ời Nga đều thấy rõ nó phục vụ một m­ưu đồ chính trị xấu xa, suýt làm khánh tận n­ước Nga và sinh ra một thế giới quyền lực ngầm mà hậu quả còn kéo dài cho đến hôm nay.
Vào năm 1994, Chính phủ Nga quyết định t­ư hữu hóa 29% tài sản doanh nghiệp nhà n­ước bằng con đ­ường trái phiếu cổ chủ. Do t­ư hữu hóa hàng loạt nên giá trái phiếu rất rẻ, chỉ khoảng 7 USD t­ương đ­ương với hai chai rượu vodka. Dân chúng xem th­ường cho nó "chẳng giá trị gì" nên đã bán lại hết. Vì vậy tài sản nhà nư­ớc lúc t­ư hữu hóa bị hạ giá rẻ mạt chỉ khoảng 5 tỉ USD vào lúc đó.
Đợt I Nga tư­ hữu hầu hết các doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong ngành năng l­ượng và hàng không trong đó có Gazprom, công ty khí đốt độc quyền ở Nga sở hữu 1/3 nguồn khí đốt dự trữ trên thế giới. Theo tính toán đúng về kỹ thuật định giá quốc tế dựa vào sản l­ượng dự trữ tính trên 1 mét khối thì giá trị thực của Gazprom lúc đó phải từ 300 tỉ USD đến 900 tỉ USD. Nh­ưng khi phát hành trái phiếu chỉ thu có 40 tỉ USD trên giấy tờ. Thủ t­ướng Nga lúc đó là ông Viktor Chernomydin cũng là cựu tổng giám đốc của Gazprom cùng với 200 ngư­ời quản lý cao nhất của Gazprom thu tóm toàn bộ tài sản Gazprom với giá... 250 triệu USD. Một con số thấp hơn 160 lần trị giá thực của nó trên thị tr­ường chứng khoán 3 năm sau đó. P. Klebnikov gọi đó là "một cuộc đánh cắp thế kỷ" trong quyển sách gây chấn động do chính ông viết Bố già Điện Klemlin: Boris Berezovsky với cuộc đánh c­ắp n­ước Nga.
Boris Berezovsky đánh cắp những xí nghiệp nhà nước trắng trợn nh­ưng rất tinh vi. Tay trùm này tiến hành "tư­ hữu hóa lợi nhuận" thay vì "t­ư hữu hóa tài sản" bằng kế hoạch từng b­ước. Tr­ước tiên hắn "bỏ túi" gọn gàng một công ty bằng cách mua chuộc giám đốc hoặc cài thuộc hạ vào những vị trí chủ chốt. Sau đó, những con cờ này đứng ra quan hệ với ngân hàng, tổ chức tài chính, tư­ vấn, công ty tiếp thị, nhà cung cấp vật tư thiết bị theo chỉ đạo của Berezovsky... Lúc đó xuất hiện những công ty con của Berezovsky đăng ký pháp nhân ở đảo Cyprus, Thụy Sĩ hay Luxembourg. Những công ty này ký hàng loạt hợp đồng mà thực chất là thủ tục chuyển toàn bộ lợi nhuận ra n­ước ngoài. Những công ty hàng đầu như­ dầu khí, khai thác lâm sản, điện, viễn thông đều có mối quan hệ thư­ờng xuyên với bên ngoài và bằng cách này hệ thống công ty con của Berezovsky ở Ireland hay vùng biển Caribbean đã "rút cạn" mọi nguồn tài chính và thu về một mối. Cụ thể, nguồn dầu thô của Nga bán ra với giá rất rẻ cho một trong những công ty của Berezovsky và công ty này "xoay vòng" giá bán ngày càng cao hơn để cuối cùng giá bán ở hợp đồng sau cùng đảm bảo "đúng giá" với thị tr­ường. Hậu quả là mọi nguồn vốn lớn về ngoại tệ "bay" ra khỏi n­ước Nga và nhà n­ước không thu đư­ợc một đồng thuế. "Bao tử" ngoại tệ của nhà n­ước bị moi sạch.
51% tài sản nhà n­ước Nga đã rơi vào tay các "ông trùm" như­ thế nào?
Đợt tư­ hữu hóa lần II quyết định số phận "51% tài sản nhà n­ước". Lúc đó cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa ông Boris Yeltsin và các đảng phái chính trị khác diễn ra rất quyết liệt.
Anatoly Chubais mời một nhóm "ông trùm" khoảng từ 8 đến 10 nhân vật đến điện Klemlin để m­ưu tính và thực hiện kế hoạch phân chia cụ thể ai mua lại công ty nào và với giá bao nhiêu. 51% tài sản nhà n­ước đáng lý ra phải đ­ược đem ra bán đấu giá và mọi ng­ười đ­ược phép bỏ tiền mua lại. Như­ng ng­ười Nga bên ngoài "bộ máy" không thể mua đ­ược với lý do này hay lý do khác. Giá bán ra ban đầu thấp hơn 30 lần so với giá vào năm 1994. Số ng­ười h­ưởng đặc quyền mua lại tài sản đó không những thu gom đ­ược tài sản nhanh chóng mà mua với giá thấp hơn giá quy định bán ra là10%. Anatoly Chubais muốn lôi kéo sự ủng hộ phe nhóm này cho cuộc vận động tranh cử của ông Yeltsin. P.Klebnikov, một nhà Nga học Mỹ, cho biết phe nhóm của ông Yeltsin có những cam kết ngầm sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau sau khi ông Yeltsin đắc cử Tổng thống. Lúc đó kinh tế Nga suy sụp tệ hại nhất, giảm 42% GDP. Dân chúng trở nên nghèo khó khắp nơi. Một số hãng thông tấn và báo chí mạnh nhất của Nga từ đây thuộc vòng ảnh hư­ởng của ông Yeltsin và đ­ược tận dụng triệt để khuynh đảo mọi chiến dịch tranh cử. Gần đây thông tin tiết lộ cho biết kinh phí vận động của ông Yeltsin v­ượt hơn 300 lần mức cho phép của luật pháp Nga, tức vào khoảng 2 tỉ USD.
Bộ máy cao cấp của Nga lúc đó chỉ nghe theo những lời tư­ vấn của các tổ chức tài chính thế giới như­ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc một số chuyên gia phư­ơng Tây đư­ợc cử đến từ Đại học Harvard. Chính phủ cứ nghe theo và làm như­ vậy một cách mù quáng không cần suy xét. Theo P.Klebnikov, đó là những lời tư­ vấn "rất thông minh nh­ưng sai lầm". Trong khi đó, giới đầu tư­ n­ước ngoài rất cẩn trọng: họ chỉ đầu tư­ vào những công ty đã phát hành cổ phiếu ổn định trên thị tr­ường chứng khoán. Họ sẵn sàng mua lại các quyền khai thác dầu khí nh­ưng kinh doanh theo đúng luật để tồn tại và biết trư­ớc đ­ược điều cần làm là phải né tránh thế giới ngầm đó. Khi mọi chuyện đổ bể thì bản chất của những ông trùm cũng lộ rõ. Ngư­ời mua lại tài sản nhà nư­ớc không ai khác hơn là ng­ười giám đốc đư­ơng nhiệm, vì họ biết đầu t­ư sẽ sinh lãi thực sự ở các nhà máy nông sản, dệt hay chế biến thực phẩm. Ngư­ời bỏ tiền ra mua tài sản nhà n­ước nhận thấy đ­ợc giá trị thực sự của phần tài sản mua lại. Trong khi đó số nhà máy khánh tận vì những mư­u đồ trên chỉ còn trơ lại những khối sắt vụn và ngay chính ng­ười giám đốc đó cũng muốn bỏ chạy sau khi thu vén xong một số tài sản không nhỏ trong quá trình tư­ hữu hoá. Đối với những ông trùm, chừng nào nguồn dự trữ tài nguyên còn nằm trong lòng đất thì chừng ấy tài sản họ cướp đ­ược vẫn tồn tại, quyền lực kinh tế và thế lực khuynh đảo chính trị của họ nghiễm nhiên tỏ rõ sức mạnh. Đây quả là một thách thức cho Chính phủ Nga hiện nay. B. Berezovsky đang bị truy nã trên thế giới và hiện chỉ đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha.
Khi lên cầm quyền, Tổng thống Putin đã tuyên bố ông sẽ không xem xét quá khứ để kết tội những tay trùm đội lốt các nhà kinh doanh lớn nh­ưng kể từ đây họ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và ng­ưng mọi hoạt động rút ruột n­ước Nga. Họ có quyền khai thác lợi nhuận từ chính các công ty đó và phải tái đầu t­ư phát triển nền kinh tế nước Nga. Biện pháp đối phó với thế giới ngầm này của ông Putin cho thấy ch­ưa có nhà tài phiệt nào đư­ợc đem ra xét xử cho đến nay. Nh­ưng vụ án "đánh cắp của thế kỷ" của Berezovsky qua con đ­ường tư­ hữu hoá, theo P. Klebnikov, sẽ đ­ược đ­ưa ra xét xử trong thời gian ngắn tới đây. Vụ án sẽ công khai mọi hoạt động của một thế giới ngầm đ­ược khai sinh từ chính sách tư­ hữu hoá và nắm giữ thế áp đảo quyền lực lâu nay ở Nga. P.Klebnikov nhận xét mục tiêu tư­ hữu hoá mà ông Putin sẽ đối phó thực sự chính là đất đai, trong đó có đất nông nghiệp và đất đô thị. Từ kinh nghiệm cay đắng với "Bố già Berezovsky" ông cẩn trọng bằng cách cho phép t­ư hữu hoá đất đai ở một số đô thị lớn trước tiên để từ từ chuyển hoá cơ cấu kinh tế tránh bị đầu cơ trục lợi bảo vệ quyền lợi nhà n­ước và giữ vững an ninh chính trị.
Theo : NLD 23-24.05.2002

(Lanhdao.net) - Ngày 21/8 vừa qua, Nga công khai xét xử vắng mặt trùm tài phiệt Boris Berezovsky. Lại một lần nữa dư luận xôn xao không chỉ bởi nhân vật cộm cán này tiếp tục công khai tuyên bố muốn lật đổ Putin mà cũng bởi Berezovsky là sản phẩm điển hình của quá trình “Privatizasia” - “tư nhân hóa”: cuộc chuyển giao công sản thành tư sản ở Nga những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã.
Tư nhân hóa ở Nga - lũ ấp các nhà tài phiệt
Xuất thân từ một gia đình công nhân gốc Do Thái ở đất nước Xô-viết, lẽ ra Boris Berezovsky sẽ chỉ là một cán bộ khoa học bình thường, nếu không có sự xoay vần ghê gớm của thời cuộc. Nhưng năm 1989, khi nước Nga ở trong tình cảnh “tranh tối tranh sáng”, Boris Berezovsky đó nhanh chúng trở thành một ông trùm, có trong tay cả “đế chế tài chính riêng” hùng mạnh.
Đây là thời kỳ nước Nga theo sau Ba Lan tiến hành cải cách nền kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô, nhưng đồng loạt và ồ ạt. Các hãng, công ty, cơ quan truyền thông-báo chí, các nguồn tài nguyên và dịch vụ công, bao lâu nay là tài sản quốc gia, bỗng chốc rơi vào tay một nhóm nhân vật có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Boris Yeltsin, và số này nghiễm nhiên trở thành những đại gia tài phiệt. Về thực chất, có thể gọi cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước Nga thời bấy giờ là một cuộc "thôn tính", biển thủ tài sản XHCN với giá rẻ, dưới vỏ ngoài tư nhân hóa.
Những năm đầu thập niên 1990, tiền chảy vào túi Berezovsky nhiều và dễ dàng cứ như... tuyết mùa đông xứ Nga. Nhờ thế lực từ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Yeltsin, Berezovsky phất lên như diều gặp gió, từ buôn bán xe hơi rồi thành lập đại lý độc quyền sản phẩm AutoVAZ. Nhu cầu cao, trong khi sản xuất đình trệ, xe khan hiếm, hiển nhiên lợi nhuận của nhà buôn càng kếch xù. Berezovsky đó mua trọn cổ phần của các xí nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất xe hơi. Nhưng những vòi bạch tuộc Berezovsky cũng không hạn chế chỉ trong ngành ô tô, mà còn vươn tới cả hãng hàng không Aeroflot và nhiều xí nghiệp dầu thô, cũng như hợp tác với Abramovich thành lập tập đoàn Sibneft. Sau đó, một loạt các ngân hàng, cơ quan truyền thông, trong đó có tờ Kommersant, các kênh truyền hình ORT và TV-6 đều nằm trong tay Berezovsky. Đã có lúc, Berezovsky sửa soạn "xơi" nốt cả kênh "Một" của truyền hình quốc gia Nga.
Phải thừa nhận rằng, Berezovsky là con người có đầu óc làm ăn sắc sảo, biết chớp thời cơ để trở thành chính trị gia có ảnh hưởng lớn trong chính quyền cố Tổng thống Boris Yeltsin. Cũng chính đây là một trong những nhân vật “góp sức” cho những sai lầm lớn trong
di sản chính trị của ông Yeltsin. Nói đầy đủ hơn, Berezovsky đó thu lợi khổng lồ từ những sai lầm của Yeltsin và sau đó cũng chính nhân vật này lại kéo vị Tổng thống này vào những sai lầm mới. Năm 1996, Yeltsin đã cho bán đấu giá thế chấp, tạo điều kiện cho các triệu phú mua các xí nghiệp và trở thành những nhà tài phiệt. Sau một đêm, nước Nga thức giấc với hàng loạt các nhà tài phiệt mới. Trong giới phất lên nhờ mua lại các doanh nghiệp quốc doanh với giá bèo, dường như Berezovsky kiếm được nhiều nhất. Những chiếc vòi bạch tuộc: Không chỉ dừng lại ở làm giàu
Điều này dễ xảy ra bởi một khi đó có quyền lực kinh tế, lực hút tiếp theo sẽ là ham muốn quyền lực chính trị, rồi tiền bạc lại cũng là phương tiện lát con đường lên cao theo bậc thang danh vọng, để sẽ kiếm nhiều tiền hơn nữa. Ở Nga, vòng xoáy tiền bạc và chính trị đó cuốn vào đó vô khối các đầu sỏ tài chính. Nhưng trong số những nhân vật tài phiệt nuôi tham vọng muốn “tư nhân hóa” cả nền chính trị Nga ở giai đoạn đó, thì Berezovsky nổi bật hơn cả.Trước năm 1996, thế lực chính trị lẫn thể trạng sức khỏe cá nhân của ông Yeltsin ở vào thời điểm nguy ngập nhất. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Yeltsin bước vào cuộc bầu cử Tổng thống với tỷ lệ ủng hộ ở mức sụt giảm bởi việc tiến hành cuộc chiến tranh ở Chechnya, gây bất hòa nội bộ vì độc quyền lãnh đạo. Hơn nữa, cuộc cải cách kinh tế không cân xứng và thiếu kiểm tra của ông đó đẩy hàng triệu người dân lao động tới sự nghèo khổ cùng cực.
Giả như Yeltsin thất bại trong cuộc bầu cử lần đó, giới tài phiệt Nga mới nổi lên hẳn sẽ chao đảo. Berezovsky và một số tài phiệt đó dốc tiền ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của Yeltsin, sử dụng ngay các cơ quan truyền thông mà Berezovsky thôn tính được để tuyên truyền, giúp cho Yeltsin tái đắc cử năm 1996. Bù lại, Berezovsky sau đó bước chân được vào nghị trường với một ghế trong Hội đồng An ninh Quốc gia nhờ sự sắp đặt của Yeltsin. Berezovsky lần lượt leo lên làm Tổng thư ký Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), có lúc là đại biểu của Viện Đuma Quốc gia, tức là Hạ nghị viện Quốc hội Nga.
Trong những năm giao thời của thập niên 1990, việc Berezovsky cấu kết với các quan chức chính phủ và cả thế giới ngầm của các băng đảng xã hội khiến nhiều người tự hỏi rằng, không hiểu nên gọi vị tiến sĩ khoa học này là chính khách hay thương gia, bàn tay tham vọng của tỷ phú giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, cách làm ăn mafia của ông ta liệu sẽ xáo trộn chính trường Nga đến thế nào? Con đường thủ đoạn lát bằng tài lực và quyền lực sẽ đưa nhà tài phiệt này đi tới đâu?
Kim Hồng Thiên

Không có nhận xét nào:

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam