Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Hòa Thân

Hòa Thân (tiếng Trung: 和珅, bính âm: Héshēn; tiếng Mãn: Heshen in Manchu character.JPG Hešen) còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799, là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.
Hòa Thân, tự Trí Trai (致齋), nguyên tên là Thiện Bảo (善保), người của Chính Hồng kì, Mãn Châu. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hê bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.

Giai đoạn tiến thân

Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Vẻ ngoài ấy hao hao giống với một người tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Vì vậy ông luôn có một sự ưu ái đặc biệt với Hòa Thân, thường bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ đó cộng với năng lực bản thân, Hòa Thân sau đó đã được thăng các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Ông ta đặt ra luật "Nghị tội ngân" - lấy bạc để chuộc tội, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp. Thế lực của Hòa Thân ngày càng mạnh khi con trai ông ta là Phong Thân Ân Đức kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long là công chúa Cố Luân Hòa Hiếu.

Cuối cuộc đời

Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1 năm 1796, và thiệt hại do nó gây ra giờ đã được lộ rõ. Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái thượng hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 1799, hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân. Ngày 12 tháng 2, Hòa Thân bị bắt cùng với Phúc Trường An. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ, ngày 22 tháng 2, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu.
Trong 24 năm từ khi Hòa Thân bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới mức khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:
Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hòa Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu.
Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hòa Thân 20 tội danh, như "coi thường vương pháp", hay "cậy quyền cậy thế" ....
Ảnh hưởng của Hòa Thân không chỉ chấm dứt sau khi ông ta chết, nạn tham nhũng tiếp tục ngày càng lan tràn cả trong và ngoài kinh đô, trong cả quan văn và võ. Bát kì trở thành một đội quân ngày càng vô dụng. Quân Chính Lam kì ngày càng hỗn loạn và mất đi nhiều trụ cột từ đầu thời nhà Thanh. Thói quen xa hoa, tiêu xài lãng phí làm lu mờ đạo đức dẫn đến sự suy tàn dần của triều đại này. Mười chiến dịch lớn của Càn Long đã tốn hết 120 triệu lạng bạc, trong khi thu nhập quốc khố hàng năm không hơn 40 triệu lạng bạc. Kết quả của những khoản chi khổng lồ đó đã làm gia tăng thâm hụt ngân quỹ trong giai đoạn sau của nhà Thanh.

Dinh thự của Hòa Thân

Cung Vương Phủ
Cung Vương Phủ hiện là Vương Phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất! Chủ nhân của Phủ lần lượt là 2 vị quyền uy nhất thời, đứng "dưới 1 người, trên vạn người" , 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân ( vào ở từ 1776 đến 1799) , 1 vị là em thứ 6 của vua Hàm Phong - Cung Thân Vương Dịch Hân ( vào ở từ 1852-1898). Trong phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2. Năm 1982 được liệt vào danh sách bảo hộ trọng điểm của toàn quốc.
Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến" (三路五进), kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm kiến trúc dành cho Phủ Đệ của Thân Vương. Thêm nữa lại từng là phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: " thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có" . Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo phủ. Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên - 萃锦园. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm (景点) phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu " 1 tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều" cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của phủ.
 Theo :  http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_Th%C3%A2n

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam