Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Du thuyền Cần Thơ bến Ninh Kiều


Khu Giàn nén khí lớn và Giàn ép nước 40.000 M3 mỏ "Bạch Hổ"


VSP RESORT


VSP RESORT


Nhà hàng Volga


Nhà hàng Volga


Nhà hàng Volga


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Lúc nào cũng vin vào thứ bậc thì không phát triển được

Ở những nước văn hoá trọng thứ bậc, trên dưới, biết ngoan ngoãn vâng lời, điều này không xấu nhưng nếu lúc nào cũng vin vào thứ bậc thì xã hội sẽ không đi xa được…

Bất ngờ từ kẻ “vô danh”
 

Scott Thompson, giám đốc kỹ thuật của Paypal, dịch vụ thanh toán online lớn nhất thế giới, có một cuộc gặp với Shvat Shaked, đại diện của Fraud Science, một công ty khởi nghiệp (start-up) từ Israel.

Mặc dù rất bận rộn nhưng Thompson vẫn dành ra 20 phút để nghe Shvat trình bày về giải pháp chống lừa đảo trên mạng mà công ty anh ta đang phát triển.

Shvat cho rằng, bằng ý tưởng phân loại người tốt - người xấu trên thế giới ảo, họ có thể chống lừa đảo trên mạng. “Lại một ý tưởng nhạt nhẽo vớ vẩn. Công ty chúng tôi đã làm công việc này hàng năm trời rồi còn chưa tối ưu, các anh nghĩ mình là ai?”, Thompson nghĩ.

“Dù sao tôi cũng sẽ cho các anh một cơ hội. Tôi sẽ gửi dữ liệu về các giao dịch thông qua Paypal để công ty các anh phân tích và phân loại giao dịch thật và lừa đảo, sau đó sẽ so sánh kết quả với chúng tôi”, Thompson nói với Shvat trước khi tạm biệt.

Bằng cách gửi một lượng dữ liệu khổng lồ về các giao dịch nhưng không đi kèm thông tin người dùng, Thompson còn làm cho công việc của cái công ty Do Thái kia khó khăn hơn cả Paypal và ông hi vọng sẽ không phải gặp lại anh chàng này nữa. Thật bất ngờ, chưa đầy một tuần sau khi gửi đi dữ liệu, Thompson nhận được kết quả phân tích từ “cái công ty Do Thái kia”.

Sau vài tuần so sánh, nhóm kỹ thuật của Paypal kinh ngạc khi nhận ra rằng kết quả phân tích của mấy anh chàng vô danh thậm chí còn chính xác hơn cả của Paypal. Một công ty vô danh ở một xứ xa xôi với một ý tưởng hời hợt lại có thể qua mặt Paypal! “Chúng ta phải mua bằng được công ty này”, Tổng giám đốc Paypal tuyên bố.

Trên đây là phần mở đầu của cuốn sách “Start-up Nation” nói về hiện tượng thành công của đất nước Israel (Nhà nước của người Do Thái). Israel vốn là một quốc gia được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2, xung quanh bị các nước láng giềng Ả rập thù địch luôn tìm cách bao vây và làm kiệt quệ. Tuy thế, đất nước Israel nhỏ bé với hơn 7 triệu người lại đạt được những thành tựu khoa học kỹ thuật đáng nể. Không những thế, Israel có tỉ lệ số công ty start-up trên đầu người rất cao: 1 start-up/1844 người, cao hơn cả Mỹ hay Nhật. Làm thế nào người Do Thái có thể làm được như vậy?

Trông người lại nghĩ...

Ai cũng biết là người Do Thái rất sáng tạo. Bản thân mình nhiều lúc cũng băn khoăn không hiểu vì sao cùng sinh ra là người mà người Do Thái lại sáng tạo thế. Vì họ… thông minh. Nhưng vì sao? Cái gì đã làm cho người Do Thái, nhà nước Do Thái trở nên như bây giờ? Qua hiện tượng các start-up, tác giả muốn lý giải về thành công trong phát triển đất nước của người Do Thái bằng cách soi vào các giá trị văn hóa, tập quán, lối suy nghĩ của người Do Thái…

Đọc và hiểu về cách tư duy, cách hành xử của người Do Thái rối đối chiếu sang với Việt Nam cũng khiến mình học được nhiều điều:

Thứ nhất, nói về phẩm chất của người Do Thái. Trong văn hoá người Do Thái có một từ để nói về một phẩm chất mà người Do Thái sở hữu: “chutzpah”, được dịch là sự lì lợm, dám đương đầu, sự quả quyết và có một chút ngạo nghễ. Phẩm chất này được thể hiện ở khắp nơi trong cộng đồng Do Thái, từ cách sinh viên đặt câu hỏi cho giáo sư, nhân viên phản biện lại sếp, lính cãi chỉ huy…

Những hành động này được coi là điều hiển nhiên ở Israel. Tập quán này tạo ra một xã hội “phẳng” ở Israel, nghĩa là trong xã hội, sự phân chia tầng lớp ít hơn một xã hội theo kiểu tháp nhọn.

Tiếp theo câu chuyện về Paypal viết ở trên, Scott Thompson có chuyến thăm Fraud Science sau khi Paypal mua lại công ty này.

Thompson rất ngạc nhiên trong buổi nói chuyện của ông với toàn thể công ty. Tất cả mọi người đều nhìn vào ông, không một ai nhắn tin, làm việc riêng hoặc tỏ ra lơ đãng. Sức nóng của buổi nói chuyện tăng lên khi màn hỏi đáp của nhân viên công ty cho ông. “Tất cả mọi câu trả lời đều bị đào sâu và thảo luận rất sôi nổi. Tôi bắt đầu cảm thấy hơi run. Chưa bao giờ tôi gặp phải nhiều câu hỏi khó như vậy trong một buổi trả lời. Hầu hết câu hỏi được đặt ra là của nhân viên chứ không phải lãnh đạo cao cấp của Fraud Science. Họ thậm chí đặt ra những câu hỏi, nghi vấn về các phương pháp chống lừa đảo ở Paypal, công việc mà chúng tôi đã làm rất lâu và trở thành qui trình. Chưa bao giờ tôi thấy một thái độ tập trung, bạo dạn không ngại ngùng như vậy ở cả một tập thể. Và tôi bắt đầu tự hỏi: Ai đang làm việc cho ai?”

Thử nghĩ thế này: Một bác sếp tổng đến nói chuyện với nhân viên công ty con mà lại bị chất vất đến toát mồ hôi hột! Đây là điều ít thấy ngay cả ở Mỹ chứ đừng nói ở Việt Nam. Nói đến đây là các bạn thấy một sự gan lì, không ngại, không sợ trong tư duy người Do Thái rồi.

Ở những nước văn hoá trọng thứ bậc, trên dưới, biết ngoan ngoãn vâng lời, điều này không xấu nhưng nếu lúc nào cũng vin vào thứ bậc thì xã hội sẽ không đi xa được. Một xã hội quá coi trọng cái tôn ti trật tự sẽ trở thành trì trệ, người trẻ không dám phản biện, không dám “qua mặt” người đi trước, người lão thành thì tự hài lòng và không vươn lên. Tóm lại, con người trong xã hội đấy sẽ trở nên sợ sệt, rụt rè.

Rèn luyện trong quân đội

Yếu tố thứ hai là Israel có chế độ quân dịch bắt buộc với tất cả nam nữ thanh niên. Làm việc trong môi trường quân đội đã rèn luyện rất nhiều cho thanh niên Do Thái. Chưa dừng lại ở đấy, ở Israel, thanh niên khát khao được phục vụ trong lực lượng tinh nhuệ (đặc công, tình báo, không quân) y như ở Mỹ học sinh trung học ao ước vào được Harvard, Yale hay Stanford. 
 
Quy trình tuyển chọn cho các đơn vị tinh nhuệ bao gồm kiểm tra sức khoẻ, kiến thức, kĩ năng trong các môn khoa học, kỹ năng đọc hiểu, viết. Không khác gì (thậm chí còn ngặt nghèo hơn) thi đại học. Không khó để tìm thấy ở trên mạng một cái ảnh phụ nữ Israel phục vụ trong quân đội, lái xe tăng, bắn tỉa.

Không chỉ tuyển dụng ngặt nghèo, phương pháp huấn luyện ở Israel là giao nhiệm vụ khó kèm với hướng dẫn ở mức tối thiểu, để cho người lính tự mày mò hoàn thành nhiệm vụ. Một không khí kỷ luật quân đội lan toả trong xã hội Israel. Ở Israel đi xin việc người ta luôn quan tâm xem ứng viên đã từng phục vụ trong đơn vị nào. Quả thực, với cách làm này, một người Israel luôn có lợi thế khi đặt cạnh một người bằng tuổi ở nước khác. Người Israel sẽ có ưu thế về những kinh nghiệm chiến trường, bản lĩnh đương đầu mà chỉ trong quân đội mới có được.
 

Đi xa, ở lâu, quan sát, chia sẻ
 

Thứ ba, người Israel có một tập quán Đi xa, Ở lâu, Quan sát và Chia sẻ. Trước khi nhà nước Do Thái được thành lập với tên gọi Israel, ngưòi Do Thái sống rải rác ở khắp nơi trên thế giới, từ Nga, Đức, Phần Lan, Thuỵ Điển, đến Ethiopia, Iran… Tập quán đi xa của người Do Thái còn “may mắn được” nuôi dưỡng nhờ sự thù địch của các quốc gia xung quanh. Vì bị bao vây cấm vận bởi các nước láng giếng nên doanh nghiệp Israel thường phải tìm kiếm thị trường ở các nước xa xôi. Ngày nay các công ty Israel có mặt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La tinh.

Người Israel còn thích đọc sách và chia sẻ. Trong các quán ăn, cửa hàng của Israel luôn có một bộ sổ viết tay dành cho khách. Khách qua đường thường hay viết vào đây. Điều quan trọng là họ không chỉ viết cảm nhận chung chung về quán mà họ chia sẻ những kinh nghiệm học được trên đường đi, ví dụ điểm du lịch nào là nơi đáng đến, có gì để xem, có món ngon nào nên nếm thử, có rắc rối gì nên tránh. Đương nhiên họ cũng đọc lời nhắn của những khách trước đó. Cứ như thế, qua năm tháng, mỗi cửa hàng đều có một bộ sưu tập sổ viết tay với dày đặc lời nhắn và túi khôn của mỗi người Do Thái cũng đầy lên.

Còn ở Việt Nam? Từ lâu rồi mình đã thấy rất nhiều ý kiến báo động về văn hóa đọc của người Việt, rằng người Việt một năm không đọc nổi một quyển sách, hoặc có đọc thì cũng không đọc những sách có chiều sâu, những sách đòi hỏi phải đọc nghiền ngẫm. Ngay cả chuyện đi cũng vậy, bên cạnh những nhóm đi phượt với mục đích khám phá trải nghiệm và học hỏi, vẫn còn không thiếu người đi chỉ để khoe ảnh lên các trang mạng xã hội.
 

 Chữ “Dám”
 

Cốt lõi của tư duy Do Thái là một chữ “Dám”: Dám đi, dám nghĩ, dám nói, dám làm. Đọc sách tôi thường nghĩ người Việt Nam mình cũng có ý chí kiên cường, như một quyển sách của Mỹ có tựa là “Chân trần, chí thép” để nói về người Việt Nam, cũng chăm chỉ làm lụng mà sao đất nước còn tụt hậu quá.

Có một lý do là người mình còn rụt rè chăng ? Người dám nghĩ dám làm, có ý chí thì ở Việt Nam ta không thiếu, như Giáo sư Ngô Bảo Châu, ông Trương Gia Bình, ông Đào Hồng Tuyển hay hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng nhưng để nó trở thành một nét văn hoá, một thói quen, một lối ứng xử thường ngày như ở Israel thì chưa.

Còn rất nhiều điều thú vị về người Do Thái như là không sợ thất bại, không sợ mất mặt, không sĩ diện … nhưng chỉ cần nhớ một chữ “Dám” là đã thấy học được thêm nhiều điều rồi.

Làm gì thì làm, cũng phải đặt mình ra khỏi ‘không gian an toàn’ của bản thân thì mới phát triển được.
 

 Lê Kinh Quốc (cảm nhận khi đọc cuốn sách Start-up Nation)

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều nhìn về cầu Cần Thơ đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Bến Ninh Kiều đêm


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ


Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam