Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Huyền thoại săn voi - Ama Kông vĩnh biệt cõi trần

(Dân trí) - Rạng sáng nay 3/11, huyền thoại săn voi Ama Kông đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 103 (tính theo tuổi mẹ) tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk do tuổi già, sức yếu và bệnh tật. Nguồn tin được Ông Vũ Minh Thoại – Trưởng Phòng VH-TT huyện Buôn Đôn cho biết.
Vua voi Ama Kông tại lễ thượng thọ lúc 100 tuổi.
Vua voi Ama Kông tại lễ thượng thọ lúc 100 tuổi.
Ama Kông tức là bố thằng Kông, tên gọi thông thường sau khi ông sinh con trai đầu lòng đặt tên là Y Kông - theo phong tục của người M’nông gốc Lào. Ama Kông là con trai của Y Ki, em ruột của Y Thu - người săn được gần 500 con voi rừng.
Theo thông tin từ gia đình, tên khai sinh của ông là Y Prông Êban. Căn cước của ông ghi sinh năm 1917, nhưng theo gia đình cho biết Ama Kông sinh năm 1909. Ama Kông nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì đã săn bắt được 298 con voi rừng. Ông cũng được biết đến là một tay chơi “khét tiếng” và “tân thời” nhất Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) thời bấy giờ.
Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trong khi người đồng bào M’nông, Ê-đê ở Bản Đôn còn đóng khố sinh hoạt thì Ama Kông đã diện đồ Tây, thắt cà vạt, đi giày Tây đen bóng lịch lãm.
Ông từng ngồi voi băng rừng, vượt núi từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột để rước cho được thợ chụp ảnh về tận Bản Đôn chỉ chụp ảnh kỷ niệm. Bây giờ trong căn sàn cổ kính vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số bức ảnh đen trắng tuyệt đẹp. Đáng nói, thời đó một bức ảnh cỡ 13x18 đen trắng giá thành tương đương một con trâu khỏe của làng.
Sợi dây săn voi của Ama Kông.
Sợi dây săn voi của Ama Kông.
Đầu năm 1960, trong một chuyến săn voi trong rừng sâu, Ama Kông đã săn được một con bạch tượng quý giá, ông đem biếu cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm.
Thời đó Ama Kông còn được người Pháp đưa xuống Buôn Ma Thuột học chữ Tây nhưng sau đó ông bỏ về Bản Đôn. Lý giải điều này người ta bảo ông ham thích chu du, phiêu bạt, hoang dã nên không theo được tính kỷ luật nghiêm khắc của nhà trường.
Thế nhưng, nhờ quãng thời gian theo học ở đây mà sau này ông thông thạo tiếng Pháp. Những đoàn khách người Pháp đến Bản Đôn thực sự bị lôi cuốn, cực kỳ ấn tượng khi nghe chính tác giả thuyết trình, kể lại những chuyến săn voi kỳ thú của mình bằng tiếng Pháp.
Ngoài ra, Ama Kông còn được biết đến là một nam nhi hảo hán, dũng cảm như Đam San trong Sử thi khi một mình bắt sống bò rừng bằng tay không, chơi giỏi nhiều nhạc cụ dân tộc, biết thổi tù và…. Thế nên khắp Bản Đôn, ông có “sức hút” ghê gớm đối với các thiếu nữ. Ông được biết đến với 4 lần cưới vợ - mỗi lần cưới vợ là mỗi câu chuyện tình “lâm li”. Những năm 90 thế kỷ trước, Vua voi” Ama Kông đã ngoài 80 tuổi, ông làm hướng dẫn viên du lịch ở vườn Quốc gia Yok Đôn kể cho du khách nghe những câu chuyện hấp dẫn, thú vị xung quanh nghề săn bắt voi rừng.
Trong một lần dạo chơi ở buôn khác, tình cờ Ama Kông quen một cô gái mới 25 tuổi tên là H’Khăm. Vì phải lòng cô gái mang 2 dòng máu Ê đê – Ma Rốc, Ama Kông bỏ bê công việc để ngày đêm đến với tình nhân. Để danh chính ngôn thuận, Ama Kông đã dắt cô này về ra mắt buôn làng, chính thức kết duyên vợ chồng bất chấp H’Khăm đã có một con gái.
Người ta đồn tai rằng, Ama Kông biết một phương thuốc có tên là “T’Klơng Mlêng”. Do uống thuốc này thường xuyên nên mới giữ được “phong độ”?! Hiệu quả từ phương thuốc “tráng dương bổ thận” này lan truyền khắp nơi, ai đến Đắk Lắk cũng mua cho bằng được. Thấy lợi nhiều người cũng bắt chước vào rừng tìm xuân dược “Ama Kông”. Hồi đó khắp TP. Buôn Ma Thuột đâu đâu cũng thấy thuốc Ama Kông, thật giả lẫn lộn, khó phân biệt. 
Viết Hảo 
Theo : http://dantri.com.vn/c728/s728-658612/huyen-thoai-san-voi-ama-kong-vinh-biet-coi-tran.htm

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

KHOÁ 8 NĂM 1968-1971 CẤP III XUÂN TRƯỜNG

1. HOÀNG VIỆT QUÂN
1952, Xuân Ngọc, 10A
Chánh chuyên gia VIETSOPETRO
90/21 Hoàng Văn  Thụ TP Vũng Tàu
0983129328 / Nr 064833318

2. NGUYỄN VĂN KIM
1952, Xuân Thượng, 10A
Chánh chuyên gia VIETSOPETRO
21 Tô Hiến Thành Tp. Vũng Tàu
0908853101 / Nr 064854477

3. ĐÀO CHẤN HƯNG
1953, Xuân Thành, 10A
KS KT Sở Nhà đất Hà Nội
303 Đội Cấn
Cq 048269826 / Nr 048347917

4. HOÀNG NGỌC SƠN
1953, Xuân Phương, 10A
Luật sư, Ban Quản lý TW Dự án NN
Phương Mai Đống Đa
0913202352 / Nr 045140026 / Cq 048231807

5. ĐẶNG THỊ LOAN
1954, Xuân Thượng, 10A
Phó hiệu trưởng ĐHKTQD
Hà Nội
0913323478 / Nr 048561292

6. NGUYỄN THỊ ĐỨC
1954, Hải Hậu, 10A
Nghỉ hưu (Bộ Ngoại Thương)
Giảng Võ Hà Nội
Nr 048643761

7. NGUYỄN VĂN NAM
1953, Xuân Trung, 8A
Hiệu trưởng ĐHKTQD
56/26 Phương Liệt
0903443878 / Nr 048641380 / Cq 048692857

8. PHẠM VĂN QUỐC
1952, Xuân Hùng, 10A
Giám đốc VPTVTĐTK&GĐCLCT-ĐHTL
Hà Nội
0913006309 / Nr 048534460

9. VŨ THỊ THỦY
1954, Xuân Hồng, 10A
Nghỉ hưu
Lương Sơn Thái Nguyên
Nr 0280845021

10. ĐẶNG VŨ THẢO
1953, Xuân Hồng, 10A
Giang Văn Minh, HN
Giám đốc Hãng Phim Hoạt hình Việt Nam
0913253829 / Nr 048461979 

11. NGUYỄN THỊ NGA
1952, Xuân Hồng, 10A
Nghỉ hưu
Xuân Hòa Vĩnh Phú
Nr 0211863465

12. NGUYỄN XUÂN TUYỂN
1954, Xuân Tân, 10A
Trưởng Ban Quản lý các KCN Nam Định
MK, Tp. Nam Định
0913290715 / Nr 03503848050

13. VŨ ANH CAO
1953, Xuân Thủy, 10A
PGĐ Sở KHĐT Nam Định
NTMK, Tp. Nam Định
0913018834

14. NGUYỄN VĂN TUYỂN
1954, Xuân Thủy, 10A
Phó Giám Đốc Kho Bạc Nam Định
Tp.Nam Định
0912039361 / Nr 03503843762

15. VŨ MINH DUYỆT
1952, Xuân Ngọc, 10A
Ban Xây dựng sửa chữa nhà thờ Bùi Chu
Bùi Chu Xuân Ngọc
Nr 03503751591 DD 01288033642

16. ĐỖ ĐĂNG QUÝ 
1953, Xuân Thành, 10A
Trưởng Phòng tổ chức kho bạc NĐ
Tp. Nam Định
0913561525 / Cq 03503847251    

17. NGUYỄN QUANG KHÁI
1953,Xuân Phong, 10A
Phó Bí thư TT Tập đoàn Vinashin
Hà Nội DD 0913391446

18. NGUYỄN QUANG TRỰC
1953, Xuân Ngọc, 10A
Phó GĐ Sở NN&PTNT
Nam Định DD 0912361168

19. TRẦN HÙNG PHỨC
1952, Xuân Hòa, 10A
Trường Sĩ Quan Lục Quân 1
Sơn Tây Nr 034686017

20. PHẠM PHÚC TRINH
1954, Xuân Tân, 10A
Ban quản lý ĐT&XD Thủy lợi 9 Bộ NN&PTNT
A2 CX 301, Đ1, F25, Bình Thạnh, Tp. HCM
0903704692 / Nr 088991350

21. ĐÀO NGỌC TRỢ
1952, Xuân Hồng, 10A
Làm rẫy mất năm 2013
Xã Phước Hưng TX Bà Rịa BRVT
Nr (con gái)  064676686/ 0937889122

22. NGUYỄN THỊ DUNG
1953, Xuân Hồng, 10A
GV cấp 3 TP NĐ
Cổng Hậu NĐ
Nr 03503837668

23. NGUYỄN THỊ THÌN
1952, Xuân Thủy, 10A
Nghỉ hưu
Phố Phụ Long A TP Nam Định
Nr 03503646896

24. PHAN THỊ THÌN
1952, Xuân Hồng, 10A
Nghỉ hưu
Ngọc Tiên Xuân Hồng XT NĐ
 
25. NGUYỄN THỊ HIỀN
1954, Xuân Hồng, 10A
Nghỉ hưu
Ngọc Tiên Xuân Hồng XT NĐ
 
26. NGUYỄN THỊ HIỆN
1954, Xuân Hồng, 10A
Nghỉ hưu
Ngọc Tiên Xuân Hồng XT NĐ
 
27. NGUYỄN VĂN VẠN
1953, Xuân Hồng, 10A
Ngọc Tiên Xuân Hồng XT NĐ
 
28. NGUYỄN THẾ HỆ
1953, Xuân phong, 9A
Hy sinh năm 1970 QT
 
29. NGÔ THẾ THỦY
1954, Xuân Hồng, 10A
Hy sinh năm 1971 QT
 
30. NGUYỄN VĂN HƯỚNG
1953, Xuân Hồng, 9A
Mất năm 1981 HN
 
31. NGUYỄN THÀNH NHÂN
1953, Xuân Thủy, 10A
GV cấp 3 NĐ
 
32. NGUYỄN VĂN LUÔNG (Y ta luông)
1953, Xuân Hồng, 10A

33.NGUYỄN VĂN RAO
1951, Xuân Hùng, 10A

34. PHẠM VĂN ĐẢN
1953, Xuân Hùng, 10A
Bác Sĩ QY về Sở YT NĐ
 
35. ĐOÀN KIM HỐT
1953, Xuân Thủy, 10A
Đi Đức học nghề

36. ĐOÀN THỊ LOAN
1954, Xuân Thủy, 10A
Kế toán TCTT&KSVN
Quảng Ninh

37. TRỊNH THỊ LOAN
1952, Xuân Thủy, 10A
Giáo Viên Văn Cấp 3

38. NGUYỄN THỊ CẬY
1953, Xuân Thủy, 10A Giáo Viên Văn Cấp 3

39. PHẠM THỊ DÂU
1952, Xuân Ngọc, 10A
Giáo Viên Cấp 2 Nghĩa Hưng
 
40. NGUYỄN THỊ HẠNH
1953, Xuân Ngọc, 10A
Giáo viên Trường cao đẳng SP Bến Tre
 
41. NGUYỄN THẾ THẢO
1954, Xuân Nghiệp, 10A

42.
NGUYỄN VĂN MẠNH
1954, Xuân Thủy, 10A
 
43. VŨ ĐỨC HIỂN
1954, Xuân Đài, 10A
Bác Sĩ Bệnh Viện Bùi Chu Xuân Trường
 
44. PHẠM VĂN HỶ 
1954, Xuân Thủy, 10C
Sở XD NĐ
 
45. PHẠM KIM LƯU
1954, Xuân Phong, 10A
Kinh doanh
Xuân Phong
NR 03503888051
  
46. NGUYỄN VĂN THA
1953, Xuân Hồng, 10B
12B/3A Nguyễn Huy Tự, P. Đa Cao, Q1, Tp.HCM
088242192

47. ĐẶNG VŨ ĐỖ
1953, Xuân Hồng, 10B
Vụ trưởng vụ địa phương bộ nội vụ 
Hà Nội
Nr 048641755

48. NGUYỄN VĂN TẠO
1955, Xuân Châu, 10B
Bộ Ngoại Thương
 
49. NGUYỄN XUÂN THIỆN
1953, Xuân Hồng, 10B
Giám đốc Cty Tư vấn XD Thủy lợi
Đắc Lắc 0913435648
Mất 2010

50. ĐẶNG KIM BA
1953, Xuân Hồng, 10B
Nr 03503642795

51. LÃ MẠNH DOANH
1953, Xuân Hồng, 10B
Phó Giám đốc Sở Nội vụ
Nam Định
0912113249 / Nr 03503837894

52. NGUYỄN NAM CAO
1953, Xuân Đài, 10B
Chuyên gia Y Tế ĂngGôLa
Khương Trung  Hà Nội
Nr 045633557   

53. NGUYỄN THIỆN HÀO
1954, Xuân Hồng, 10B
TCT Sông Đà
Mất năm 2006  Tại HN    

54. BÙI MINH TUẤN
1953, Vụ Bản, 10C
Tổng Cục Hậu Cần Bộ CA
TT cầu Thăng Long - Từ Liêm
 
55. ĐINH XUÂN BẮC
1953, Xuân Kiên, 10C
KS XD Viện nhà ở BXD
167 Minh Khai  Nr 048621783

56. ĐINH NGỌC DŨNG
1953, Xuân Kiên, 10C
CA Thanh Trì
TT nhà máy pin Văn Điển
 
57. ĐOÀN VĂN ĐỆ
1953, Xuân Vinh, 10C
Trưởng khoa Nội Viện Quân Y 103
Khu A TT ĐHAN
0912250686 / Nr 048543933

58. ĐINH THẾ HUYNH
1953, Xuân Kiên, 10C
Tổng BT Báo Nhân Dân
Tổ 39 Khương Trung 
0913320184 / Nr 04383533049

59. ĐINH KHẮC GIAO
1953, Xuân Kiên, 10C
Phòng mạch TT Bùi Chu Xuân Ngọc
TT Bùi Chu Xuân Ngọc XT NĐ
0912480092 / Nr 03503886721

60. ĐINH MẠNH CƯỜNG
1953, Xuân Kiên, 10C
KS Sở QLRĐ Hà Nội
72 Giảng Võ  DD 0983610009

61. ĐỖ THỊ TIẾN
1952, Xuân Bắc, 10C
Giáo viên
P30A1 Trung Tự
Nr 048523526

62. VŨ THANH TE
1953, Xuân An, 10C
Phó HT Trường ĐHTL
Hà Nội DD 0913345337

63. NGUYỄN DŨNG HIỆP
1954, Xuân Hùng, 10C

64.
NGUYỄN THỊ DUNG
1953, Xuân Hùng, 10C
 
65. ĐỖ VĂN DŨNG
1954, Xuân Bắc, 10D
Công ty thuốc thú y TW 2
29A Nguyễn Đình Chiểu Q1
ĐT 088225063 - 08225955,  0918532118

66. TRẦN ĐÌNH LỘC
1952, Xuân Trung, 10D
VT VTĐKT Bộ Công Thương
221 Hàng Bột
0913086173 / Nr 048517908

67. BÙI NGỌC TÚ
1953, Xuân Kiên, 10D
CT Dịch vụ điện tử
174 Phương Liệt ĐT
01684550616/048693878

68. NGÔ DOÃN ĐỆ
1953, Xuân Nghiệp, 10D
Trưởng Phòng tổ chức TCT cầu Thăng Long
TT cầu Thăng Long, Láng Trung, Đống Đa
Nr 047730599

69. NGÔ DOÃN ĐỨC
1953, Xuân Nghiệp, 10D
PCT Hội kiến trúc sư VN
24 nhà 11A Nam Đồng
 
70. TRẦN KIM CHUNG
1952, Xuân Vinh, 10D
Trường SQ Lục quân 1
P34A13 Nghĩa Tân - Quân Đội
Cq 57320

71. PHẠM THỊ MÙI
1954, Xuân Vinh, 10D
KT Nhà máy thuốc lá Thăng Long
P34A13 Nghĩa Tân - Quân Đội
Cq 584342-45

72. ĐỖ KIM OANH
1954, Xuân Bắc, 10D
KS Ban quản lý chợ Ba Đình
3 Bùi Thị Xuân
Nr 048258802 / Cq 048243924

73. NGUYỄN VĂN LƯƠNG
10B, Xuân Hồng 
 
74. TRẦN ĐÌNH NHÈ
1954, Xuân Trung, 10D
Phó Hiệu trưởng Cao Đẳng XD
Vĩnh Long
0913139795 , NR 070827695, NR 088993474   

75. TRẦN THỊ TƯƠI
1954, Xuân Trung, 10D
Công dân Ba Lan
9 Thuyền Quang
Nr 049423324

76. TRẦN THANH LỘC
1954, Xuân Trung, 10D
 
77. ĐỖ THỊ VUI
1953, Xuân Bắc, 10D 
mất năm 2002 ở Nha Trang
 
78. HOÀNG THỊ LÝ
1953, Xuân Trung, 10D
 
79. VŨ KIM THE
1953, Xuan Vinh, 10D
Nghỉ hưu
Tổ 20, Gia Thượng, Long Biên, Hà Nội
 
80. BÙI  THỊ THÊU
1952, Xuân Bảng, 10A
CN tơ tằm Nhà máy tơ Trực Ninh
 
81. PHẠM HẢI YẾN
1954, Xuân Hồng, 10A
0949837837/ Nr 03503847718 

82. PHẠM QUANG TÌU
1951, Xuân Phong, 9A
Kinh doanh vật liệu XD
đường Thái Bình TP Nam Định

83. ĐỖ VĂN VÂN
1954, 10D
Giám đốc BQL Dự án Thủy lợi Kiên Giang
0913549198

84. NGUYỄN VIỆT TIẾN
1953, Xuân Hồng, 10B
GSTSKH, Phó Giám đốc Quân y viện 108
kiêm Trưởng Khoa chỉnh hình


85. NGUYỄN THÀNH NHÂN
1953, Xuân Kiên, 10C 
Viện kỹ thuật QS TP HCM

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

ĐÃ 42 NĂM RỒI.

           Có những cái không ghi vẫn nhớ, mà nhớ như vừa mới xong. Khi thỉnh được cái trát của quan giúp việc Trần Gia Mô, theo lệnh của Quan Đốc Học tổng Nam Hà, lên đường vào trường thi. Với một học trò làng Bùi thì khiếp quá! Sao quên được! Cái trát đó nó đi theo suốt cuộc đời mình.             
            Vẫn nhớ như in, mình ngồi bàn thứ 3 theo cửa vào là bên phải. Bàn trên là Nguyễn Thị Thoi người Giao Thủy. Mà đến tháng 10 năm đó cùng học một lớp có 43 trò. Lớp Điện Xí Nghiệp.
            Vẫn nhớ như in mình đem 04 Kg gạo theo. Sau lại đổi thành tem gạo vì ở “Cửa hàng ăn uống Vĩnh Trụ” có bán cơm nhưng phải có tem gạo. Cũng rất hay là dân mình linh hoạt lắm nghe hỏi xong là họ đổi cho mình 04 Kg tem. Mặc dù lần đầu cả tỉnh tập trung ở Lý Nhân để thi khối A.
            Vẫn nhớ như in là Thầy Thắng Phó Hiệu Trưởng trường Cấp 3 Bắc Lý cho mình ở nhờ, còn để được cả cái xe đạp Fa, mà nhà đó là mái tranh, tường bằng rơm trát bùn, một mình một phòng. 04 ngày yên lành chẳng sợ mất xe, mà lúc về cái xe vẫn không mất. Lúc đó khó khăn mà mọi người tốt lắm. Cảm ơn Thầy Thắng Thầy Hiệu Phó của “Trường Hai Nhất” của cả nước thời đó.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Ðội tuyển nữ U20 Mỹ vô địch Giải bóng đá nữ U20 thế giới năm 2012

Rạng sáng 9-9, đội tuyển nữ U20 của Mỹ đã đánh bại đội tuyển nữ U20 của Ðức trong trận chung kết Giải bóng đá nữ U20 thế giới năm 2012 với tỷ số 1 - 0 và lần thứ ba liên tiếp đoạt ngôi vô địch giải đấu này.
Ðội nữ U20 Ðức chiếm ưu thế và thi đấu lấn lướt trong những phút đầu của trận đấu và tạo được nhiều cơ hội về phía khung thành đội nữ U20 Mỹ. Nhưng về cuối hiệp một và sang hiệp hai, sau bàn thắng bất ngờ mở tỷ số cho đội Mỹ của Kê-a-li-a ở phút thứ 44, đội Mỹ đã giành lại thế trận và liên tiếp có nhiều đường lên bóng khá nguy hiểm. Trong khi đó, đội nữ U20 Ðức cũng nỗ lực đẩy cao đội hình tiến công nhằm tìm kiếm bàn gỡ hòa. Tuy nhiên, trước lối chơi phòng ngự chắc chắn, các chân sút của cả hai đội đều lâm vào bế tắc trong việc tìm kiếm đường vào khung thành của đối phương và chỉ dừng lại ở các tình huống sút xa hoặc đá phạt. Tỷ số 1 - 0 được giữ đến hết trận đấu và đội nữ U20 Mỹ chính thức lần thứ ba liên tiếp đăng quang ngôi vô địch Giải bóng đá U20 thế giới.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

CHUYẾN XUYÊN VIỆT ĐÁNG NHỚ 20 THÁNG 04 NĂM 2012 ĐẾN NGÀY 01 THÁNG 05 NĂM 2012

Mé trái xe là Đinh Phú Hữu là em trai út Đại Tá Đinh Đình Phú

Xe này chở chúng tôi xuyên Việt.Từ TP Vũng Tàu lúc 18 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 04 năm 2012. Ngày 22 tháng 04 năm 2012 đến Lạng Sơn. Được nhìn rõ ải Chi Lăng. Ngày 26 tháng 04 năm 2012 đến Vĩnh Phúc. Được Kim Nam CCB nguyên Đại Đội trưởng đại đội đặc công, dẫn một mũi tấn công vào Sài Gòn cùng Hoàng Văn Thượng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công AHLLVT VN  vào ngày 30 tháng 04 năm 1975; đón tiếp nồng hậu chu đáo.


Vợ chồng Kim Nam tốt tính có truyền thống, đây là tấm hình lưu niệm với Kim Nam. Bên phải Kim Nam là phu nhân Kim Nam thượng tá trưởng khoa Anh Nga Học viện quân sự. Khi Bác Kim Ngọc là Bí Thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã gửi con trai vào đặc công Sài Gòn. Khi gặp Kim Nam thấy : không đeo đồng hồ, không đeo nhẫn, không đeo dây chuyền, quần áo mặc như mọi người, luôn tươi cười. Là Giám đốc sở tư pháp, đi xe Toyota Vios theo tiêu chuẩn.


Khi chúng tôi ra về Kim Nam lên xe chào tạm biệt. Và cứ 30 phút Kim Nam lại nhắn tin hỏi thăm đoàn. Cảm ơn Kim Nam! Luôn nhớ Kim Nam! Hẹn gặp lại! Chào!

TB : Kim Nam có thành lập "Hội CCB 30 tháng 04" rất độc đáo : các CCB là lính tiểu đoàn đặc công của Kim Nam hôm đó cùng giao lưu.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

TUY GẦN MÀ XA


TUY GN MÀ XA
Có mt v hin triết đã hi các đ t rng:
“T
i sao trong cơn gin d người ta thường phi hét tht to vào mt nhau ?”
Sau m
t lúc suy nghĩ, mt trong nhng đ t y đã tr li:
“B
i vì người ta mt bình tĩnh, mt t ch!”
V
hin triết không đng ý vi câu tr li, ngài bo:
“Nh
ưng ti sao phi hét lên trong khi c hai đang cnh nhau, ti sao không th nói vi mt âm thanh va phi đ nghe ?”
Các đ
t li phi ngm nghĩ đ tr li nhưng không có câu gii thích nào khiến v thy ca h hài lòng.
Sau cùng ông b
o:
“Khi hai ng
ười đang gin nhau thì trái tim ca h đã  không còn gn nhau na. T trong thâm tâm h cm thy gia h và người kia có mt khong cách rt xa, nên mun nói cho nhau nghe thì h phi dùng hết sc bình sinh đ nói tht  to.
S
gin d càng ln thì khong cách càng xa, h càng phi nói to hơn đ tiếng nói ca h bao trùm khong cách y.”
 Ng
ưng mt chút, ngài li hi:
“Còn khi hai ng
ười bt đu yêu nhau thì thế nào?  H không bao gi hét to mà ch nói nh nh, ti sao?  Bi vì trái tim ca h cn k nhau.  Khong cách gia h rt nh…”
R
i ngài li tiếp tc:
“Khi hai ng
ười y đã yêu nhau tht đm đà thì h không nói na, h ch thì thm, h đã đến rt gn nhau bng tình yêu ca h. Cui cùng ngay c thì thm cũng không cn thiết na, h ch cn đưa mt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mt đó  h đã biết đi phương nghĩ gì, mun gì ..”
  Ngài kết luân:
“Khi các con bàn cãi v
i nhau v mt vn đ, phi gi trái tim ca các con lúc nào cũng cn k.  Đng bao gi tht ra điu gì khiến các con cm thy xa cách nhau… Nếu không thì có mt ngày khong cách y càng lúc càng rng, càng xa thì các con s không còn tìm ra được đường quay  tr v !

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Giáo dục Phần Lan

Giờ đây họ hướng ánh mắt về Phần Lan, quốc gia đang nổi lên với huyền thoại cả một dân tộc thành công về giáo dục.
Phần Lan đất rộng tương đương Việt Nam nhưng số dân chỉ bằng 1/16. Trong hơn chục năm qua xứ sở này nổi tiếng thế giới bởi thương hiệu điện thoại di động Nokia, nhưng từ khi hãng Apple tung ra điện thoại thông minh iPhone thì danh tiếng của Nokia không còn cao như trước, bù lại Phần Lan có một lĩnh vực vô cùng đáng tự hào đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là giáo dục.
Những cái nhất về giáo dục của Phần Lan thể hiện ở chỗ:
- Được OECD xếp hạng nhất thế giới về thành tích trắc nghiệm PISA của học sinh trung học;
- Giáo dục cao đẳng năm nào cũng được Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF xếp hạng hàng đầu toàn cầu;
- Nhất thế giới về sự cân đối trong giáo dục, chênh lệch trình độ kiến thức giữa học sinh giỏi nhất với học sinh kém nhất không quá 4%;
- Quan chức ngành giáo dục tất cả các nước đều đến Phần Lan học hỏi kinh nghiệm giáo dục. Khách thăm nhiều làm cho thu nhập du lịch của nước này tăng vọt.
Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau năm 2000 khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức lần đầu tiên kỳ thi PISA, tức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment).
PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện 3 năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm trên toàn cầu cho gần nửa triệu học sinh. PISA tiến hành được 4 kỳ (2000-2003-2006-2009) thì các học sinh Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong 3 kỳ đầu. Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học. Sức cạnh tranh xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này làm cả thế giới ngạc nhiên.
Xin nói thêm là các học sinh Phần Lan dự thi PISA hoàn toàn học ở trường công (nước này không có các trường tư thu tiền cao để đào tạo « gà nòi » như ở nhiều nước khác), học muộn hơn (7 tuổi mới đi học) và chỉ học 30 giờ mỗi tuần, kể cả bài tập về nhà. Học sinh nước khác học 50 giờ/tuần, thế mà thi PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.
Người ta càng ngạc nhiên tới khó hiểu khi biết Phần Lan không hề coi trọng bất cứ kỳ sát hạch nào, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên đào tạo học sinh đi thi PISA hoặc thi Olympic như ở một số nước khác. "Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi hướng tới." – Tiến sĩ Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói.
"Phần Lan không có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá. Kiến thức là thứ duy nhất mà chúng tôi có” – bà hiệu trưởng Hannele Frantsi tự hào nhấn mạnh.
Giới truyền thông quốc tế gọi Phần Lan là Siêu cường giáo dục. Tuần báo Newsweek xếp nước này nhất thế giới về thành tích giáo dục năm 2010.
Với diện tích 338.145 km2, số dân 5,26 triệu, Phần Lan hiện có gần 2 triệu người đang đi học trong hơn 5100 nhà trường các loại. Số trường tiểu học và trung học của họ (3500) nhiều gấp 10 lần nước Singapore tương đương về số dân (5,35 triệu). Chi phí giáo dục chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách (năm 2007).
Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy người Phần Lan có học nhất thế giới: 100% số dân biết chữ ; 98% được hưởng giáo dục từ trước tuổi đi học ; 99% hoàn thành giáo dục cơ sở nghĩa vụ và 94% trong số đó được học lên trung học phổ thông hoặc cao hơn. Mật độ thư viện dày đặc nhất : đổ đồng cứ 6000 dân có một thư viện xây cất và trang bị hiện đại (chưa kể các thư viện di động), mỗi người dân mỗi năm mượn đọc 21 cuốn sách.
Toàn dân được hưởng miễn phí chế độ giáo dục nghĩa vụ 12 năm. Miễn phí ở đây là không phải đóng học phí đã đành mà còn được cấp sách bút và dụng cụ học, ăn bữa trưa miễn phí ở trường, đi học không mất tiền xe. Học sinh ở cách trường trên 2 km được cấp vé đi xe bus; không có tuyến bus thì được cấp tiền đi ta-xi. Trẻ tròn 7 tuổi phải đến trường, không đi học thì cán bộ chính quyền đến tận nhà nhắc nhở.
Ngành giáo dục đã thực hiện được mục đích đào tạo người dân có năng lực tự tồn tại trong xã hội. Nhờ thế, tuy chế độ phúc lợi xã hội ở Phần Lan vào loại tốt nhất toàn cầu nhưng dân nước này không mắc bệnh lười lao động như ở một số quốc gia phúc lợi khác.
Thành công giáo dục đem lại thành công kinh tế : tuy nghèo tài nguyên nhưng Phần Lan năm 2011 làm ra GDP bằng 195,6 tỷ USD (gấp 2 Việt Nam), hoặc mỗi đầu người 38.700 USD.
Không chỉ nhất thế giới về khả năng cạnh tranh học tập củahọc sinh phổ thông mà Phần Lan còn đứng thứ 4 về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2011-2012 (trên Mỹ một bậc), tức nhảy thêm 3 nấc so với năm trước [2]. Đây là một thành tích cực kỳ quan trọng, bởi lẽ sức cạnh tranh kinh tế càng mạnh thì càng có khả năng vượt qua mọi khó khăn của khủng hoảng kinh tế - thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay. Một nền kinh tế lớn đến đâu mà không có sức cạnh tranh thì vẫn dễ chìm nghỉm trong sóng gió của khủng hoảng. Ngược lại, kinh tế Phần Lan tuy quy mô nhỏ nhưng sức cạnh tranh mạnh thì dễ dàng vượt qua.
Mới đây báo Nhà kinh tế (Economist) nổi tiếng của Anh Quốc kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu hãy tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế. Người Trung Quốc lại càng ca ngợi Phần Lan: những năm 80, một bà mẹ Trung Quốc đem hai con sang xứ sở Bắc Âu này sinh sống, tự mình trải nghiệm thực tế giáo dục của con từ vườn trẻ đến đại học, mới đây bà viết trên blog: so với Phần Lan thì giáo dục Trung Quốc chỉ là một bãi rác lớn !
Quá trình phấn đấu gian khổ quyết thực hiện Giấc Mơ Phần Lan
Để được như ngày nay, người Phần Lan đã bỏ ra gần 40 năm tiến hành công cuộc cải cách giáo dục với quyết tâm dùng giáo dục để thay đổi đất nước về mọi mặt. Tất cả các nhiệm kỳ chính phủ đều phấn đấu thực hiện quyết tâm ấy, cho dù đảng nào lên cầm quyền cũng vậy.Họ không hô hào suông, không nói những lời đao to búa lớn mà chỉ lẳng lặng làm việc như một đàn kiến.
Chuyển biến đầu tiên về giáo dục đến vào năm 1963, khi Quốc hội Phần Lan thông qua quyết định táo bạo chọn giáo dục công làm mũi đột phá để phục hồi kinh tế. Thập niên 70, ngành giáo dục nêu ra ý tưởng học sinh cả nước đều phải được học trong các trường công chất lượng tốt, yêu cầu toàn thể học sinh phổ thông phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không để con em nhà giàu hoặc dân da trắng được học tốt hơn con em nhà nghèo hoặc dân da màu di cư đến. Giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy còn gọi là Giấc Mơ Phần Lan (Finnish Dream). Ai cũng biết các dân tộc Bắc Âu ghét nhất sự bất công xã hội.
Quyết định quan trọng thứ hai đến vào năm 1979, khi các nhà cải cách giáo dục yêu cầu toàn bộ giáo viên trung học cơ sở và phổ thông đều phải có học vị thạc sĩ, được đào tạo lí thuyết và thực hành trong 5 năm tại một trong 8 trường đại học công; giáo viên dạy trẻ trước tuổi đi học phải có bằng cử nhân.
Quyết định này nâng cao rõ rệt trình độ và địa vị của các thầy cô giáo. Hiện nay giáo viên được trả lương tương đương mức lương trung bình trong khối OECD (38.500 USD/năm) ; tức là cũng không có gì đặc biệt, song họ được xã hội trọng vọng và được tự chủ rất cao trong công việc. Giới trẻ đua nhau vào ngành sư phạm. Năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh 660 vị trí giáo viên cấp tiểu học. Nghể giáo thực sự là nghề cao quý.
Ngành giáo dục Phần Lan theo đuổi một triết lý giáo dục độc đáo, thể hiện ở sự quan tâm và tôn trọng hai chủ thể quan trọng nhất củagiáo dục là học sinh và giáo viên, không để họ phải chịu bất kỳ sức ép nào do con người tạo ra.
Từ thập niên 80 họ loại bỏ hết các « hủ tục » khiến học sinh phải chịu sức ép về học tập, như mọi hình thức sát hạch thi cử, biện pháp cho điểm, xếp hạng học sinh giỏi kém. Ở cấp phổ thông không có kiểm tra kiến thức, do đó không có cạnh tranh giữa các học sinh (ở ta gọi là « thi đua »). Các nhà giáo dục Phần Lan cho rằng cạnh tranh sẽ có hại cho tâm hồn lũ trẻ khi chúng chưa trưởng thành. Chỉ khi đến độ tuổi 18-19, học sinh mới phải dự kỳ thi đầu tiên trong đời mình: thi vào đại học. Dường như giáo viên chỉ có nhiệm vụ biến trường lớp trở thành thiên đường của trẻ em, sao cho chúng hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội.
Sahlberg nói: Nhờ không có sát hạch thi cử nên «thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học là nơi học tập vui thích 100%. Chế độ học tập ở đây có ưu điểm là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh.”
Mỗi học sinh đều được khuyên nhủ phải tự giác học tập, coi đó là niềm vui của mình, vì thế khi lên lớp không có điểm danh. Chương trình học rất nhẹ nhàng : học sinh các lớp 1-2 mỗi tuần chỉ học có 20 giờ ; lớp 3-6 : 24-26 giờ ; lớp 7-9 : 30 giờ. Học sinh trung học mỗi tối mất khoảng nửa giờ để làm bài tập ở nhà.
Giáo viên, chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục cũng không phải chịu bất cứ sức ép nào. Tất cả các nhà trường đều không tiến hành so sánh giỏi kém, không xếp hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên. Giáo viên có quyền tự chủ rất cao, được tự quyết định cách giảng dạy, miễn sao đạt được mục tiêu nhà trường đề ra.
Ngành giáo dục không tiến hành đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Họ xuất phát từ nhận thức: Nếu ngành giáo dục còn không tín nhiệm chính giáo viên của mình thì nói gì tới việc học sinh tin yêu và nghe lời thầy cô ? Nếu thực thi đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên thứ hạng thấp sao còn uy tín để dạy các em ? Ai muốn cho con mình vào học một nhà trường bị xếp hạng kém? Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì học sinh sao có thể tin vào nhà trường ? Và như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì ?
Nhờ cơ chế nói trên, tất cả giáo viên đều rất tự tin vào bản thân và tự hào về trường mình. Dĩ nhiên làm thế nào để tất cả các trường đều tốt như nhau, tất cả các thầy và trò để giỏi như nhau là quá trình phấn đấu gian khổ, nhưng ngành giáo dục Phần Lan quyết làm bằng được.
Người xứ này thường nói : Không có học sinh kém, chỉ có giáo viên chưa biết cách giảng dạy. Vì thế chất lượng thầy cô giáo được đặt lên hàng đầu. Bộ Giáo dục nêu yêu cầu cực cao đối với giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ suốt đời. Có thể nói thầy giỏi là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công giáo dục ở Phần Lan.

Huyền thoại giáo dục Phần Lan. Hồ Anh Hải


Giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm từ sau khi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD tổ chức các kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment). Thành công xuất sắc của học sinh Phần Lan trong các kỳ thi này đã làm cả thế giới ngạc nhiên.

PISA là bài kiểm tra kiến thức của các trẻ em 15 tuổi, thực hiện 3 năm một kỳ tại hơn 40 địa điểm cho gần nửa triệu HS trên toàn cầu. PISA mới tiến hành được 4 kỳ (2000-2003-2006-2009) thì Phần Lan giành được vị trí thứ nhất trong 3 kỳ đầu. Tại PISA 2009 họ đứng thứ hai về khoa học, thứ ba về đọc hiểu và thứ sáu về toán học.
Sau một thời gian say sưa tranh cãi về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ, cuối cùng phương pháp giáo dục của Phần Lan lại đang trở thành một chủ đề nóng ở Mỹ sau khi nước này chiếu bộ phim tài liệu Chờ đợi Siêu nhân1 , vạch ra các vấn đề tồn tại của giáo dục công lập Mỹ, có so sánh với Phần Lan. Báo The Economist của Anh Quốc còn kiến nghị các nhà lãnh đạo châu Âu tạm ngừng công việc để đến Phần Lan dự các giờ học cấp phổ thông, tìm hiểu xem vì sao học sinh nước này giỏi thế. Người Trung Quốc càng hết lời ca ngợi giáo dục Phần Lan. Một bà mẹ đem hai con sang Phần Lan sống mười mấy năm, tự mình trải nghiệm thực tế giáo dục từ vườn trẻ đến đại học của xứ này, sau đó nhận xét: So với Phần Lan thì giáo dục Trung Quốc chỉ là một bãi rác lớn.
Cần nhấn mạnh: người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh, kể cả PISA, họ không bao giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “gà nòi” đi thi PISA như ở một số nước khác. GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) nói: “Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới”.
Chính người Phần Lan cũng không hiểu tại sao HS họ lại chiếm vị trí hàng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA, bởi lẽ họ đâu có quan tâm gì tới việc xếp hạng. Nhưng khi các đoàn cán bộ giáo dục từ khắp thế giới kéo đến Phần Lan tìm hiểu kinh nghiệm dạy và học của xứ này thì họ mới để ý tới chuyện ấy. Ngành du lịch Phần Lan cũng khởi sắc nhờ thành tích của ngành giáo dục.

Triết lý giáo dục đúng đắn


Giáo dục Phần Lan vận hành theo một triết lý (tư tưởng) giáo dục độc đáo, thể hiện ở quan điểm đối với HS và giáo viên: hai chủ thể quan trọng nhất này của nhà trường phải được quan tâm và tôn trọng hết mức.
GS Sahlberg nói: “Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời HS chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, HS cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo HS sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.
Sự ưu ái HS thể hiện ở chỗ ngành giáo dục phải làm cho nhà trường trở thành thiên đường của trẻ em! Muốn thế người Phần Lan đã hủy bỏ mọi chuyện khiến lũ trẻ đau đầu nhức óc như cạnh tranh (hoặc dưới mỹ từ “thi đua”), xếp hạng giỏi kém trong học tập và các kỳ sát hạch thi cử. Ở cấp tiểu học hoàn toàn không có kiểm tra kiến thức. Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho HS hào hứng học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thể và xã hội. Tóm lại, HS không phải chịu bất cứ một sức ép nào trong học tập.

GS Sahlberg nói: “Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời HS chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, HS cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo HS sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.


Luật pháp Phần Lan quy định không được dùng cách xếp hạng hoặc cho điểm để đánh giá các HS trước lớp 6. Khi các thầy cô muốn bình xét năng lực và biểu hiện của HS nào đó thì họ phải dùng văn bản ghi lại sự đánh giá, có thuyết minh cặn kẽ, chứ không được đơn giản dùng điểm số hoặc thứ bậc xếp hạng để bình xét. Bởi lẽ mỗi HS đều có sở trường của riêng mình, giáo viên chỉ có thể thông qua nhiều hình thức hoạt động để tìm hiểu HS và khai thác phát huy tiềm năng của các em.


Có người cho rằng trong môi trường không có so sánh, không có cạnh tranh, không có sát hạch thi cử thì HS sẽ không có động lực để học tập. Thực ra HS Phần Lan vẫn có thi đại học, kỳ thi duy nhất sau 12 năm học, cạnh tranh cũng rất quyết liệt, nhưng khi ấy HS đã trưởng thành. Người ta cố gắng không để HS cạnh tranh với nhau quá sớm. Các nhà trường ở châu Á cạnh tranh với nhau rất gay gắt, đó là do giáo viên, phụ huynh, HS và mọi người luôn so bì lẫn nhau. Người Phần Lan không làm như vậy, họ trau dồi cho HS tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh. Đây là một ưu điểm của chế độ giáo dục Phần Lan.


Một nhà tâm lý học từng nói: “Hôm nay HS biết hợp tác với nhau thì ngày mai họ sẽ có năng lực cạnh tranh”. Muốn giỏi cạnh tranh thì trước hết phải biết mình, rồi tìm hiểu người khác. Biết mình để tự tin. Biết người, tức biết đối phương, là để hiểu được ưu điểm của họ; điều ấy thực hiện được trong quá trình hợp tác với họ, qua đó sẽ có được năng lực cạnh tranh. Trau dồi năng lực sáng tạo trong môi trường chan hòa tình người thì tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, vì khi ấy người ta không muốn chia sẻ kinh nghiệm cho người khác, và cũng không muốn mạo hiểm, như vậy sao có thể có được sức sáng tạo. Vì thế người Phần Lan chủ trương HS học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau thành công của mình.
Người Phần Lan trau dồi cho HS tinh thần Hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, nhấn mạnh ở cấp mẫu giáo và trung tiểu học lại càng cần tạo ra bầu không khí không có cạnh tranh.
Chủ thể quan trọng thứ hai của giáo dục là giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Thầy cô giáo phải được xã hội tôn trọng hết mức. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.

Ngành giáo dục không làm cái việc đánh giá, xếp hạng chất lượng các trường. Nhờ thế tất cả giáo viên đều rất tự tin, ai cũng tự hào về trường mình. Họ giải thích: Nếu thầy cô còn coi thường trường mình thì HS sao có thể tin vào nhà trường?


GS Sahlberg nói: “Rất nhiều quốc gia tiến hành cải cách giáo dục xuất phát từ mặt hành chính, thậm chí tham khảo giới kinh doanh, đưa phương thức vận hành công ty vào áp dụng trong trường học, lập chế độ thưởng phạt. Cách làm như thế là không đúng. Chúng ta đều biết, trừ khi nhà trường có giáo viên giỏi, trừ khi chúng ta luôn đào tạo chuyên môn cho giáo viên và giúp đỡ họ, trừ khi xã hội biết tôn trọng giáo viên, nếu không thì cải cách giáo dục sẽ không thể thành công”.


Điều đó xuất phát từ nhận thức: Nếu xã hội đã không tín nhiệm chính thầy cô giáo của mình thì còn nói gì tới việc HS tin yêu và nghe lời thầy cô? Một khi thực thi cơ chế đánh giá xếp hạng giáo viên thì tất nhiên giáo viên bị xếp hạng thấp sẽ còn đâu uy tín để dạy các em? Một nhà trường bị xếp hạng kém thì còn ai muốn cho con mình vào học? Như vậy giáo dục còn có ý nghĩa gì?


Nếu bạn hỏi bất cứ quan chức nào của Bộ Giáo dục Phần Lan về chất lượng giáo viên xứ này thì họ sẽ nói: “Tất cả thầy cô giáo của chúng tôi đều giỏi như nhau!”. Họ cũng nói: “Tất cả các trường của chúng tôi đều giỏi như nhau!” “Tất cả các HS của chúng tôi đều giỏi cả”. Câu trả lời ấy nói lên sự tự tin của một quốc gia đã thực sự đạt được sự bình đẳng trong giáo dục, vì vậy họ có quyền nói như thế. 2
Giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Muốn vậy, cũng như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh, không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.
Nhằm thực hiện được các nội dung triết lý kể trên, Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu cầu cực cao đối với chất lượng giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, và hơn nữa còn tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ. Về trình độ chuyên môn, toàn bộ thầy cô giáo tiểu học và trung học đều phải có bằng thạc sĩ trở lên, và phải có chứng chỉ đạt yêu cầu sát hạch tư cách giáo viên. Người giỏi mới được làm giáo viên. Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10%. GS Sahlberg cho biết: trong năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh nhau 660 chỗ giảng dạy ở cấp tiểu học. Nghề giáo thực sự là nghề cao quý, được xã hội trọng vọng.

Ngành giáo dục thiết lập một hệ thống dựa trên tinh thần trách nhiệm, cho phép giáo viên được quyền tự do nhất định trong việc giảng dạy. HS cũng được quyền tự chọn phương thức học tập của mình. Giáo viên lên lớp bình quân 3 tiết mỗi ngày (so với 7 ở Mỹ), do đó có nhiều thời gian để sáng tạo bài giảng truyền được cảm hứng cho HS.


Một quốc gia không có cơ chế đánh giá hoặc xếp thứ hạng giáo viên và HS, không yêu cầu thầy trò tranh vị trí thứ nhất, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần Lan rất ngạc nhiên.


Giấc mơ bình đẳng giáo dục       


Trước thập niên 70 thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc công việc của giáo viên. Thời ấy HS đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10; điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em HS tuổi còn nhỏ mà đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc hơn người khác. Trong mỗi lớp lại còn chia ra các nhóm HS tùy theo năng lực, các em luôn so kè lẫn nhau.


Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt, bởi lẽ mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Làm như vậy chẳng khác gì bắt voi, chim cánh cụt và khỉ thi tài leo cây; dùng tài leo cây làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực của chúng là rất vô lý. Vì thế ngành giáo dục nước này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia thứ bậc nữa. Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết nhất trí. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.


Một nội dung nữa của triết lý giáo dục Phần Lan là toàn thể HS phổ thông trong cả nước phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không thể để con nhà giàu được học tốt hơn con nhà nghèo, con em người da trắng được học tốt hơn con em người da màu di cư từ châu Phi châu Á đến. Tư tưởng bình đẳng giáo dục ấy được Nhà nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo dục được thừa nhận là một quyền công dân.


Trong đợt cải cách giáo dục tiến hành vào những năm 70 thế kỷ XX, ngành giáo dục Phần Lan nêu ra ước mơ HS trong cả nước đều được học trong các trường công chất lượng tốt 3. Họ gọi ước mơ ấy là Giấc mơ Phần Lan (The Finnish dream). Sự nghiệp giáo dục của họ phát triển liên tục, bền vững suốt 40 năm nay chính là nhờ tất cả các nhiệm kỳ Chính phủ nước này đều nối tiếp nhau thực hiện bằng được giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy, dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng vậy.  


Ít thấy nước nào có được giấc mơ giáo dục đẹp như thế, nó kích động lòng người và gợi mở bao ý tưởng tuyệt vời, nó giúp thu hẹp tới mức tối thiểu sự khác biệt giữa các trường và khoảng cách giữa HS kém nhất với HS giỏi nhất, giảm đáng kể ảnh hưởng của địa vị kinh tế-xã hội của phụ huynh đối với HS. Các trường đều không có cơ chế đào thải HS khi các em chưa đủ 10 tuổi ; tất cả HS đều có cơ hội học tập bình đẳng. Điều đó xuất phát từ nhận thức: Tâm hồn trong trắng ngây thơ của trẻ em cần được sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn trong môi trường trong sạch thuần khiết chứ không phải môi trường cạnh tranh tàn nhẫn của thế giới người lớn.


Phải thay đổi tư duy nếu muốn học được gì từ giáo dục Phần Lan


Rõ ràng tư duy giáo dục của người Phần Lan rất độc đáo. Nguyên tắc giảm hết mức sức ép đối với HS, chủ trương thực hiện trường nào, thầy trò nào cũng giỏi như nhau của họ khác xa lối dạy và học nhồi nhét kiến thức cũng như chủ trương xây dựng các trường lớp “chuyên” thường thấy ở phương Đông. Phải chăng chừng nào chưa thay đổi tư duy thì khó có thể học được điều gì từ huyền thoại giáo dục Phần Lan?


Các phụ huynh Á Đông lo chuyện học tập của con với tư duy không để con thua kém ngay từ vạch xuất phát,  chỉ lo đưa con vào học trường nổi tiếng, bắt con học kiểu nhồi vịt khi chúng còn bé tẹo. Người ta quá say sưa với những cuộc thi kiến thức, buộc tâm hồn trong trắng thơ ngây của lũ trẻ phải nhồi nhét bao nhiêu kiến thức thế gian người lớn từ cổ Hy Lạp tới hậu hiện đại mà chẳng biết có trau dồi được chút đầu óc sáng tạo nào cho chúng hay không4. Cha mẹ đua nhau dạy con từ khi còn là bào thai, đưa con vào lớp năng khiếu từ tuổi mẫu giáo, thi HS giỏi, thi Olympic, học thêm, học hè. Tư duy ấy làm họ hao tổn công của, chỉ làm mồi cho bao kẻ cơ hội vớ bẫm bằng cách mở các trường lớp nhắm vào nhu cầu của họ. Cả xã hội lao vào thi cử, học để mà thi, cho nên học vẹt chứ không phải học để có năng lực sáng tạo. HS chấp nhận mọi kiến thức được dạy mà không dám nghi ngờ, phản biện.


Cần phải thấy quan niệm không để con em thua kém ngay từ vạch xuất phát là có hại cho sự trưởng thành của trẻ em. Mục đích của giáo dục phổ thông là trau dồi luân lý đạo đức, gợi mở tri thức. Một nền giáo dục quá chú trọng điểm số và cạnh tranh sẽ chỉ làm tổn thương trí tuệ và tâm hồn thuần khiết của trẻ em. Thật đáng thương những đứa trẻ thơ ngây hết cặm cụi học ở trường lại vùi đầu làm bài tập ở nhà, không còn thời gian rảnh rỗi, lúc nào cũng sống trong sức ép căng thẳng do người lớn tạo ra. Học tập đáng lẽ là niềm vui lại trở thành gánh nặng, thành nỗi lo âu, thâm chí sợ hãi của chúng. Điều đó không thể không ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.
Hàn Quốc có một Thần đồng thất bại. Đó là Kim Ung-Yong sinh năm 1962, được sách Kỷ lục Guinness công nhận có IQ cao nhất thế giới : trên 210. Mới 4 tuổi Kim đã được học và đọc được ba ngoại ngữ Nhật, Đức, Anh. Sau đó chú bé được mời vào học khoa Vật lý Đại học Hanyang. 7 tuổi, Kim được Cơ quan Không gian NASA mời sang Mỹ. Tại đây anh học xong đại học và lấy bằng tiến sỹ vật lý khi chưa đầy 15 tuổi. Sau 10 năm ở Mỹ, Kim quyết định về nhà để… phụng dưỡng cha mẹ, chọn con đường làm người kỹ sư xây dựng bình thường, tránh xa mọi vinh quang của danh hiệu thần đồng.
Khưu Thành Đồng - người Hoa đầu tiên được tặng huy chương Fields Toán học (1982) - từng khuyên Trung Quốc bỏ các kỳ thi Olympic, vì các nghiên cứu sinh Trung Quốc do ông hướng dẫn tuy đều là HS giỏi thi Olympic nhưng rất kém năng lực sáng tạo. Ngược lại, Einstein học tiểu học, trung học, đại học đều rất bình thường, thậm chí bị chê là chậm hiểu. Hồi học trung học ông từng bị đuổi học một lần, thi đại học lần thứ hai mới đỗ. Nhưng điều đó đâu có ảnh hưởng tới sức sáng tạo vĩ đại của ông.

Quá nhấn mạnh giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nóng vội nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ thực ra là cách làm mâu thuẫn với chính lời của cổ nhân Trung Quốc:  Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người 5, coi giáo dục là việc lâu dài, cần hết sức nhẫn nại chờ đợi. Đời người là cuộc chạy marathon, chỗ nào, lúc nào cũng là vạch xuất phát, phải học suốt đời thì mới giỏi, người dẫn đầu lúc mới xuất phát chưa chắc đã là người về nhất sau chót. Người Phần Lan không vội vàng bắt lũ trẻ học quá căng thẳng mà dần dần từng bước gợi mở ở chúng lòng ham học, ham khám phá, ham sáng tạo chứ không ham thành tích, ham điểm số cao, thứ hạng cao.
Vài số liệu về Phần Lan (theo CIA Factbook và các nguồn khác):
Diện tích 338.145 km2. Số dân 5,26 triệu. Số người đi học 1,9 triệu. Số trường học các loại 5103. GDP năm 2011: 195,6 tỷ USD (PPP). GDP đầu người 38.700 USD. Chi phí giáo dục (2007) chiếm 5,9% GDP hoặc hơn 15% ngân sách. Có hơn 3500 trường tiểu học và trung học.
[So sánh: Singapore 5,35 triệu dân và giàu hơn (GDP đầu người 59.900 USD) nhưng số trường tiểu-trung học ít hơn Phần Lan gần 10 lần; Hà Nội 6,5 triệu dân có 1444 trường tiểu-trung học]. 

----------------------------
Ghi chú:
1 Waiting for Superman , được tặng giải thưởng phim tài liệu hay nhất năm 2010 tại Sundance Film Festival.
2 Báo Trung Quốc kể chuyện khi đến thăm một trường phổ thông ở Mỹ, đoàn cán bộ giáo dục Trung QuốcQ có tặng nhà trường hai con gấu trúc nhồi bông với đề nghị dùng để thưởng cho hai HS giỏi nhất. Ông hiệu trưởng cảm ơn và nói “Ở trường chúng tôi em nào cũng giỏi như nhau cả ”.
3 Finnish Lesson #3: What can we learn from educational change in Finland?    http://www.pasisahlberg.com /blog/?p=32.
4 Tôi đã tận mắt thấy chương trình lớp 10 ở Singapore dạy HS tác phẩm Macbeth, một vở bi kịch viết bằng thứ English cổ của Shakespeare cực kỳ khó hiểu ngay cả với người Anh; hơn nữa thày dạy là người Singapore thì HS chỉ có thể học vẹt chứ sao mà tiếp thu nổi.
5 Thập niên dục thụ, bách niên dục nhân (It takes ten years to grow trees, but a hundred years to rear people). Xin chớ nhầm với câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  

Danh sách Blog của Tôi

Bài đăng phổ biến

Lưu trữ Blog

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Vũng tàu, Bà Rịa Vũng tàu, Vietnam